• Featured

    Chia sẻ thông tin kiến thức, phương pháp tập luyện, chế độ dinh dưỡng cần thiết võ cổ truyền

  • Featured

    Don't miss these 10 Things if you are going for Picnic.

  • Articles

    iPhone 6 Will Look Like

  • Articles

    Solar Powered UAVs To Replace Satellites

  • Cội nguồn võ thuật

    Con người nguyên thủy từ thời Cổ Ðại, sinh sống dựa trên thu lượm, nhặt hái các thức ăn có sẳn ở thiên nhiên và săn bắt thú rừng là chủ yếu. Những động tác, cách thức rình rập, rượt đuổi đánh giết dần trở thành quen thuộc hàng ngày.
    Võ cổ truyền Việt Nam

    Tiếp đến là những trường hợp phải xữ trí trong quan hệ giữa người và vật trong săn bắn, giữa người và người để tự vệ, để chiến đấu gìn giử các vật thực do thành quả lao động, hoặc quyền sở hữu miếng đất, khoảnh rừng đang sinh sống. Tất cả các động tác, các cách thế đó, từ đơn giản đến phức tạp, đã là cội nguồn của các đòn thế, bài bản của các trường phái võ thuật trên thế giới.

    Qua quá trình gian khổ dựng nước và giử nước, từ thời khai nguyên dân tộc và kháng chiến chống quân xâm lược, giử yên bờ cõi, bảo vệ sự toàn vẹn lảnh thổ. Người dân Việt trưởng thành từ vùng đất châu thổ sông Hồng đã tự hình thành, phát triển và đúc kết được những kinh nghiệm quý báu về kỷ thuật chiến đấu cá nhân và những cách thức, sách lược trong vận dụng và huy động lực lượng quân sự vào cuộc chiến đấu tập thể "chiến tranh".
    Võ cổ truyền Việt Nam là di sản văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, ra đời, tồn tại và phát triển song hành cùng cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước. Võ cổ truyền Việt Nam không chỉ đơn thuần là những bài võ nhằm rèn luyện kỹ năng, thể chất của con người, nâng cao khả năng tự vệ, hướng tới sự hòa hợp về thể chất và tinh thần của con người mà thông qua việc tập luyện Võ cổ truyền Việt Nam còn khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tinh thần thượng võ và tính nhân văn của con người Việt Nam.

    Triết lý Võ thuật cổ truyền Việt Nam


    Văn hóa dân tộc Việt Nam, trong đó có Võ học và Võ đạo, sản sinh trên nền tảng giá trị lịch sử, phong tục tập quán, địa lý và tâm thức dân tộc. Võ học và Võ đạo Việt Nam hình thành lên triết lý sống “Nhân Văn và Thượng Võ”, là kim chỉ nam để dân tộc ta trường tồn và phát triển.

    Võ cổ truyền Việt Nam hình thành và phát triển gắn liền với truyền thống lao động cần cù, tính hiếu học và tinh thần thượng võ của dân tộc trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước. Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của Lịch sử, Võ cổ truyền Việt Nam vẫn tồn tại và phát triển dưới nhiều hình thức và cách thức khác nhau, được truyền bá và lưu giữ từ đời này qua đời khác trong mỗi gia đình, dòng tộc cũng như các võ đường, lò võ trên các vùng miền của đất nước. Cũng qua những thăng trầm của sự phát triển đó, Võ cổ truyền Việt Nam đã thấm sâu vào máu thịt, vào tư tưởng, vào hành động của mọi người, trở thành một mảng văn hóa tinh thần đầy tự hào của nhiều thế hệ người Việt Nam. Nhân dân ta đã dùng võ để rèn luyện thân thể, nâng cao khả năng tự vệ, tôi luyện ý chí sắt đá và ứng dụng trong các trò chơi, lễ hội để tăng cường sự giao lưu trong cộng đồng.


    Với chủ trương “Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và con người trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế”. Ngành Thể dục thể thao đã quan tâm sưu tầm, nghiên cứu phát triển các trò chơi vận động dân gian, các hoạt động thể thao dân tộc để trở thành các môn thể thao dân tộc trong đó hoạt động Võ cổ truyền Việt Nam được quan tâm ưu tiên phát triển hàng đầu.

    Cùng với tiến trình giao lưu, trao đổi, mở rộng các mỗi quan hệ hợp tác, phát triển về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học – kỹ thuật... với các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, Võ cổ truyền Việt Nam cũng đã sớm hiện diện ở nhiều nước và vùng lãnh thổ, theo nhiều con đường, thời điểm và lý do khác nhau. Ngoài ra Võ cổ truyền Việt Nam còn “xuất ngoại” thông qua con đường ngoại giao, giao lưu văn hóa, trao đổi hàng hóa, thương phẩm, thăm viếng, du lịch giữa các nhà ngoại giao, nhà truyền giáo, thương nhân, du khách...của các nước với nước ta và nước ta với các nước từ nhiều thế kỷ trước, nhưng sâu rộng và nhanh mạnh hơn cả là kể từ khi người Việt sang học tập, công tác, định cư lâu dài ở nhiều châu lục, trong đó có khá đông các nhà nghiên cứu võ học, hoạt động võ thuật, các võ sư, huấn luyện viên và võ sĩ nổi tiếng qua các thế hệ.

    Đặc biệt, kể từ khi nước ta mở rộng hội nhập, quan hệ hợp tác và phát triển toàn diện với tất cả các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài yêu chuộng Võ cổ truyền Việt Nam có cơ hội đến nước ta nghiên cứu, thi đấu, biểu diễn, giao lưu và học tập võ cổ truyền, để rồi sau đó trở về nước mình hoặc đến một số quốc gia khác truyền bá, giảng dạy, phát triển theo tôn chỉ, mục đích riêng của từng môn phái và theo xu hướng “trăm hoa đua nở”.

    Nhà nước ta cũng đã thường xuyên cử các đoàn Võ cổ truyền Việt Nam sang các nước để thắt chặt quan hệ, giao lưu, trao đổi, hợp tác trên lĩnh vực võ thuật và khuyến khích các võ sư, huấn luyện viên cao cấp, võ sĩ trong nước đến nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới để giảng dạy, thi đấu, biểu diễn và truyền bá Võ cổ truyền Việt Nam, góp phần cùng với các thế hệ võ sư, huấn luyện viên, võ sĩ người Việt ở hải ngoài và người nước ngoài đã và đang học tập Võ cổ truyền Việt Nam đồng tâm, hiệp lực, ra sức vun đắp, nâng cao uy thế, tạo nên diện mạo mới, sức sống mới phong phú, đa dạng của Võ cổ truyền Việt Nam trên trường quốc tế. Chính vì thế Võ cổ truyền Việt Nam không chỉ là một môn thể thao đơn thuần mà đã trở thành một bộ phận của nền văn hóa thể chất và là một trong những di sản văn hóa phi vật thể quý báu của Việt Nam.

    Bảo tồn và phát triển Võ cổ truyền Việt Nam là lĩnh vực rộng, có tính xã hội cao, có vị trí quan trọng trong việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc và có vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển Thể dục thể thao ở nước ta. Việc Bảo tồn và phát triển Võ cổ truyền Việt Nam là cần thiết và phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ta, phù hợp với điều kiện thực tế trong nước, quốc tế. Ngày 3 tháng 01 năm 2014, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Quyết định về việc phê duyệt Đề án “Bảo tồn và phát triển Võ cổ truyền Việt Nam đến năm 2020”.

    Chặng đường phát triển Võ thuật cổ truyền Việt Nam


    Kỷ thuật chiến đấu cá nhân, cơ sở cho một đội quân tự vệ quốc gia đó chính là nguồn gốc sâu xa,đích thực của một nền võ học cổ truyền phong phú và đa dạng của đất nước Việt Nam anh hùng, bất khuất.
    Ðặc thù của võ học cổ truyền Việt Nam
    Nước Việt là một vùng đất hẹp, người thưa,ở sát cạnh một quốc gia phong kiến phương Bắc to lớn, luôn chực chờ cơ hội để thôn tính và đồng hóa thành một châu huyện của họ.

    Ý thức quốc gia độc lập, tự chủ và truyền thống dân tộc bất khuất, tinh thần thượng võ cao độ đã hình thành một cách sâu sắc trong huyết thống của người dân đất Việt anh hùng, thể hiện qua những cuộc chiến đấu một mất một còn với kẻ ngoại xâm :
    " Muốn thoát ách nô lệ lầm than cơ cực, nhục nhã thì
    phải chiến thắng kẻ thù xâm lược "
    Trước những đòi hỏi luôn luôn cấp bách và thiết thực cho vận mệnh đất nước như thế, hơn ai hết, người Việt luôn tìm tòi học hỏi và sáng tạo những cách đánh riêng biệt, độc đáo,phù hợp với đặc điễm của đất nước và con người với trình độ phát triển kỷ thuật, sinh hoạt xã hội và kinh tế nhất định. Những phương cách chiến đấu đủ sức đương đầu, ngăn chận bước chân xâm lược tàn ác, bạo ngược của ngoại bang.

    Vó ngựa hung hãn của đoàn kỵ binh Mông cổ ngạo nghễ giày xéo một cách man rợ bao lãnh thổ từ Âu sang Á, lập nên một đế quốc rộng lớn, menh mông từ bờ biển Hắc hải đến bờ biển Thái bình Dương, nhưng rồi đã phải quỵ ngã ở dãy đất nhỏ bé nầy.

    Câu chuyện tưởng chừng như hoang đường, nhưng đó đã là sự thật!!

    Và sự thực đó đã được kiên quyết khẳng định khi đoàn quân bách chiến bách thắng Mông Cổ quay lại tiến công phục thù lần thứ hai và lần thứ ba, mỗi lần quay lại là một lần lớn hơn, mạnh hơn, nhưng cuối cùng đã phải nuốt hận và bỏ chạy lấy thân một cách nhục nhã, thãm thương.

    Người dân đất Việt anh hùng đã dõng dạt nói lên lời quyết chiến, quyết thắng, chấp nhận mọi hy sinh, mất mác. Những chiến cônghiển hách, lẫy lừng đó đã là của toàn dân.

    Với ý chí sắt thép " Sát Thát " và với những cách đánh dũng mãnh, mưu trí, đoàn chân đất đã ngoan cường chiến đấu và giành lấy những chiến thắng oanh liệt, viết lên những trang sử vẽ vang trong lịch sử hơn 4 ngàn năm lập quốc kiêu hùng của dân tộc Việt Nam.

    Từ một thực tế chiến đấu vô cùng nghiệt ngã đó, những cách đánh sáng tạo, tài tình, độc đáo của dân Việt đã được khẳng định là đúng đắn, thích hợp và có hiệu quả.

    Tinh-Hoa của Võ-Thuật Cổ-Truyền Việt-Nam

    1. Võ thuật cổ truyền Việt Nam là VÕ TRẬN
    Võ thuật cổ truyền Việt Nam được gọi là "Võ Trận" với ý nghĩa là võ thuật để dùng trong chiến trận để chống giặc giử nước. "Võ Trận" Việt Nam thể hiện đầy sinh động trong tính cách quyết chiến, quyết thắng : đó là một lối đánh tiêu diệt, dứt khoát một mất một còn, không khoan nhượng của cả một dân tộc để giử yên bờ cõi, bảo vệ biên cương Tổ quốc.
    2. Võ thuật cổ truyền Việt Nam là một thể hiện cho ý chí sắt đá,
    xã thân, vì nước quên mình của dân quân đất Việt.
    Cuộc kháng chiến hào hùng của dân quân nước Việt từ ngàn xưa trước một đối phương phương Bắc rộng lớn tựa như một hình tượng đầy sinh động sau đây:
    " Nực cười châu chấu đá xe . . . "
    Thế nhưng, những con người ở vùng đất châu thổ sông Hồng nhỏ bé đã chứng minh một sự thực oanh liệt, bao lần đậm nét trong những trang sử hào hùng của dân tộc :
    " Tưởng rằng chấu ngã, ai ngờ xe nghiêng . . . ."
    Hiện thực đó chỉ có thể có được với một tinh thần thượng võ cao độ, đầy sức thuyết phục:
    Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn,
    Ðem chí nhân để thay cường bạo.
    (Bình Ngô Ðại Cáo - Nguyễn Trãi.)
    Và một truyền thống bất khuất, sắt đá:
    Tôi muốn cỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình
    ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn,
    cởi ách nô lệ, chứ tôi không chịu khom lưng làm tỳ thiếp người
    (Lời Bà Triệu Trinh Nương.)
    Chấp nhận thử thách, đương đầu với gian khổ, mất mác đau thương. Người dân Việt đã chấp nhận hy sinh tất cả để giành lấy quyền sống tự do, độc lập cho đất nước:
    Ta thà làm quỷ nước Nam,
    Còn hơn làm Vương đất Bắc.
    (lời của Tướng Trần Bình Trọng trong buổi tiệc đầu người, nơi trại giặc.)
    Tất cả là thể hiện một đặc thù nổi bật nhất về ý chí quên mình, xã thân cho đại nghĩa dân tộc của Võ thuật Cổ truyền Việt Nam hình thànn trong quá trình dựng nước và giử nước.
    3. Võ thuật cổ truyền Việt Nam là một thể hiện thực sự cho tính
    Nhu chế Cương, Ðoản chế Trường.
    Trong thực tế chiến đấu, làm sao có thể lấy ít đánh nhiều, lấy yếu đánh mạnh?

    Người dân Việt, lấy cá nhân mà xét, lấy tập thể mà tính, là yếu kém hơn nhiều so với các thế lực phương Bắc. Nếu chỉ thuần dựa trên ý chí và tinh thần mà không có được một sách lược đối phó thích hợp, một phương cách đối trị hữu hiệu, làm sao có thể ngăn cản được các âm mưu xâm lược thâm độc của giặc ngoại xâm ?

    Dân tộc Việt Nam đã có được những kinh nghiệm quý báu qua thực tiển chiến đấu giành lấy quyền sống còn, cởi bỏ xiềng xích nô lệ ngoại bang với những thể hiện sáng tạo trong võ thuật cổ truyền, một trang bị không thể không có cho đoàn dân quân nước Việt, áp dụng linh động và triệt để 2 nguyên lý căn bản:
    A. Nhu chế Cương
    Vì yếu hơn nên không thể dùng lực đối lực. Dân quân nước Việt luônluôn phải đối phó với một lực lượng quân sự phương Bắc đông đảo gấp bội, về chiến thuật cũng như chiến lược, vì ít hơn nên ta phải làm sao nhanh chóng giải quyết chiến trường, tiết kiệm sức lực, bằng cách luồn lách, tránh né, mềm dão, hư thực. Trong công có thủ, trong thủ đã tiềm ẩn thế tấn công vào nơi địch sơ hở, bỏ trống.
    B. Đoản chế Trường
    Áp dụng cho cá nhân người chiến sỉ và cho cả tập thể lực lượng kháng chiến, chống giặc giử nước, người dân nước Việt luôn xử dụng những chiến thuật thần tốc, chớp nhoáng, không mất thì giờ và công sức để triệt phá sức tấn công của đối phương mà chỉ cần nhanh chóng tránh né, tiếp cận, khám phá những sơ hở nhất định của chúng để dứt khoát, dũng mãnh tấn công tiêu diệt ngay chính tiềm năng của sức tấn công ấy: đó là ý nghĩa của tinh thần dùng Đoản chế Trường .

    Võ thuật cổ truyền Việt Nam là những tinh hoa kế thừa bao kinh nghiệm xương máu và tim óc của tổ tiên bao đời : đó là một sự thực hiển nhiên không thể phủ nhận được và đừng bao giờ khinh suất coi thường.

    Cùng với quá trình giao lưu văn hóa, kinh tế với nước ngoài. Người dân Việt cũng luôn tìm hiểu và học hỏi những tinh hoa cốt lõi nhất của họ để có được những cách đánh năng động, sáng tạo và có hiệu quả nhất đối với giặc xâm lược:

    Học lấy cái hay của địch để có thể tìm ra được cách đánh thích hợp nhất chế ngự được địch, đó là cách "Dỉ độc trị độc" hoặc còn có thể gọi là : "Gậy ông đập lưng ông".

    Dung hợp những điều hay của địch thành những kinh nghiệm quý báu của mình, giúp cho kho tàng truyền thống đất Việt thêm phong phú, đa dạng, nhưng vẩn luôn hài hòa thuần phác, đó là tinh thần của "Tri kỷ tri bỉ" (biết người biết ta trăm trận trăm thắng).

    Võ thuật cổ truyền Việt Nam luôn thắm đượm tinh thần cao đẹp đó và đã thể hiện trọn vẹn bản sắc độc đáo, anh hùng của dân tộc. Bề dầy lịch sử anh hùng hơn 4 ngàn năm dựng nước và giử nước cho phép chúng ta hiểu được như vậy và khẳng định tầm vóc vô cùng to lớn đó.

    Các môn phái của Võ cổ truyền Việt Nam


    Để đảm bảo an toàn cho cá nhân và những người thân xung quanh, học võ là bí quyết được nhiều người tìm hiểu và học hỏi. Có nhiều loại võ thuật khác nhau, trong đó võ cổ truyền Việt Nam là bộ môn dễ thực hiện và được mọi người áp dụng. Võ cổ truyền Việt Nam có bao nhiêu môn phái là câu hỏi được nhiều người tìm hiểu. Theo các chuyên gia, võ cổ truyền Việt Nam bao gồm có 5 môn phái:


    - Môn phái thứ nhất: Nhóm Bắc Hà (miền Bắc)
    Các phái võ Bắc Hà ban đầu đều phát triển ở miền Bắc Việt Nam dù có võ phái sau đó đã ảnh hưởng lan rộng đến các khu vực khác trong cả nước. Một số môn phái tiêu biểu của nhóm Bắc Hà bao gồm:
    + Thiên Môn Đạo: Có lịch sử lâu đời trong các võ phái cổ truyền Việt Nam, có khởi nguồn từ Chương Mỹ, Hà Nội.
    + Vật Liễu Đôi: Võ vật có truyền thống lâu đời và rất phổ biến tại miền Bắc Việt Nam. Nhiều làng tổ chức thi đấu vật vào các lễ hội mùa xuân. Lễ hội Vật Liễu Đôi tổ chức thường niên ở làng Liễu Đôi, xã Liêm Túc, huyện Thanh Liêm, Hà Nam.
    + Nhất Nam: có lịch sử lâu đời trong các võ phái cổ truyền Việt Nam, có khởi nguồn từ Thanh Hóa, Nghệ An.
    + Nam Hồng Sơn: do võ sư Nguyễn Văn Tộ sáng lập dựa trên cơ sở chương trình rèn luyện võ cổ truyền dân tộc từ thời Nguyễn và vay mượn thêm một số kỹ thuật của võ Trung Hoa.
    + Hoa Quyền: do cố võ sư Hoàng Văn Thơ sáng lập dựa trên sở học võ thuật của bản thân và các kỹ thuật được các thầy Trung Hoa truyền dạy
    + Việt Võ đạo (Vovinam): Vovinam Việt Võ Đạo là môn võ được võ sư Nguyễn Lộc sáng lập vào năm 1938. Đây là hệ thống pha trộn võ học gia đình, võ Việt Nam và các trường phái võ các nước khác như Judo, Karate... Võ phái dựa trên kỹ thuật phản công ngang, đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.


    - Môn phái thứ hai: Nhóm Bình Định (miền Trung)
    Bình Định là vùng từng thuộc vương quốc Chăm pa, nơi có truyền thống võ thuật lâu đời mà những phù điêu của vương quốc Chăm còn lưu giữ hình ảnh. Đây cũng là cái nôi võ thuật miền Trung gắn liền với triều đại Tây Sơn (1778-1802). Trong thế kỷ 18, một số võ sư nổi tiếng từ miền Bắc Việt Nam và Trung Quốc chuyển đến định cư tại vùng này và dạy võ cho người dân địa phương. Từ thời Tây Sơn đến nay, nhóm Bình Định bao gồm nhiều võ phái xuất phát từ Bình Định và vùng phụ cận như: Roi Thuận Truyền, quyền An Thái, quyền An Vinh và các hình thức võ thuật do các gia tộc, các nhà sư truyền dạy như Tây Sơn Nhạn, Thanh Long võ đạo, Bình Định Sa Long Cương, Võ trận Bình Định, Tân Sơn Bạch Long, Tây Sơn Thiếu Lâm, Bình Định gia, Tiên Long Quyền Đạo...


    - Môn phái thứ ba: Nhóm Nam Bộ (miền Nam)
    Các phái võ Nam Bộ xuất hiện cùng với quá trình mở cõi và định cư của người Việt trong thế kỷ 18 và thế kỷ 19. Sau khi dừng chân ở Nam Trung Bộ, các chúa Nguyễn tiếp tục mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam và di dân từ Quảng Nam, Đà Nẵng, Quy Nhơn vào khai khẩn đất hoang tại đồng bằng sông Cửu Long. Nhiều võ sư ở miền Nam nổi danh được ví với "Tam nhật" (ba mặt trời) Hàn Bái, Bá Cát và Bảy Mùa; "Tam nguyệt" (ba Mặt Trăng) Trương Thanh Đăng, Quách Văn Kế và Vũ Bá Oai; "Tứ tú" (bốn vì sao) với Hồ Văn Lành, Trần Xil, Xuân Bình và Lý Huỳnh. Võ Thanh Tồng (Hai Ngữ) Nhiều võ sĩ miền Nam đã tham gia thượng đài với rất nhiều lần toàn thắng trước các võ sư đến từ những quốc gia lân bang như Cao Miên, Lào, Xiêm. Trước năm 1975, ở miền Nam cũng đã có Tổng cuộc Quyền thuật Việt Nam của Tổng nha Thanh niên trực thuộc Bộ Văn hóa Giáo dục và Thanh niên.


    - Môn phái thứ tư: Các môn phái có nguồn gốc từ Trung Hoa
    Sự giao lưu, ảnh hưởng lâu đời từ Trung Hoa trong suốt trường kỳ lịch sử đã tạo nên ở Việt Nam những hệ phái võ thuật do các võ sư Trung Quốc hoặc võ sư Việt giảng dạy. Có một đặc điểm chung nhất cho các môn phái có nguồn gốc Trung Hoa hiện đang được giảng dạy tại Việt Nam: Hầu hết là những hệ thống đã ít nhiều cải biên cho phù hợp với thể chất và văn hóa của người Việt. Danh sách không đầy đủ các môn phái có nguồn gốc Trung Hoa trên lãnh thổ Việt Nam gồm: Bắc Mã Sơn, Lâm Sơn Động, Phật gia quyền, Không Động, Vĩnh Xuân Quyền (Việt Nam), Thiếu Sơn Phật Gia, Thiếu Lâm Long Phi, Thiếu Lâm Bắc Truyền Thiên Mục Sơn...


    - Môn phái thứ năm: Võ thuật cổ truyền Việt Nam ở nước ngoài
    Theo bước chân của người Việt đến khắp thế giới, có nhiều kỹ thuật võ Việt Nam đã đến với nước ngoài, đặc biệt là các nước phương Tây như Pháp và một số nước châu Âu, Mỹ, Canada. Có đến 22 môn phái võ thuật có cội nguồn từ Võ thuật Việt Nam tại Pháp, và có đến 30.000 võ sinh theo học. Một số võ phái tại Pháp được coi là "cái nôi của võ thuật Việt Nam tại nước ngoài" như: Cửu Long võ đạo, Võ trận Đại Việt, Nam Hổ Quyền, Phái Trung Hòa...
    Võ thuật cổ truyền ở Việt Nam đa dạng và được sắp xếp thành 5 môn phái rõ ràng. Hiện nay, việc tìm hiểu và lưu giữ các môn phái võ thuật ngày càng chiếm giữ vị trí hết sức quan trọng góp phần kết tinh những giá trị truyền thống tốt đẹp của võ thuật nước nhà.

    Võ thuật cổ truyền trong thời kỳ hiện đại

    a/ Võ thuật cổ truyền  dành cho quân đội
    Trước thế kỷ 16, vua chúa bổ dụng các võ tướng trong triều dựa trên những cống hiến, công trạng hoặc gia thế của họ, chứ không phải qua thi tuyển. Do đó, đa số các võ tướng cao cấp trong triều đều là người của hoàng gia.

    Năm 1253, triều Trần cho lập Giảng Võ Đường, một trường rèn luyện võ dành cho hoàng thân quốc thích là các võ tướng. Cũng khoảng thời gian này, Trần Quốc Tuấn, danh tướng của thời Trần đã soạn ra cuốn binh thư đầu tiên theo những tiêu chuẩn của thời đó

    Nhờ dạy và học võ, thời Trần có nhiều tướng lĩnh nổi tiếng, trong đó phải kể đến Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư và Phạm Ngũ Lão. Các nhà sử học còn nghi nhận những đóng góp của họ đối với những chiến thắng của người Việt trước quân Nguyên Mông.

    b/ võ để nghiên cứu

    Năm 1721 dưới thời vua Lê Dụ Tông(1679-1731), trường đào tạo võ đầu tiên cho quảng đại quần chúng , gọi là Võ học sở, được mở tại kinh đô Thăng Long Hà nội. Vua còn bổ nhiệm một vị quan chịu trách nhiệm giảng dạy binh pháp. Chúa Trịnh Cương rất chú trọng đào tạo các tướng lãnh.

    c/ võ để thi tuyển

    Rèn luyện và thi tuyển võ được tổ chức như thế nào tại triều dình?

    Chúa Trịnh Cương cho biên soạn những quy dịnh và thể chế thi tuyển võ học. Các kỳ thi được tổ chức 3 năm một lần. Vào các năm Tý Ngọ Mão Dậu, kỳ thi được tổ chức ở cấp hương thôn, gọi là sở cử. Trong khi đó, kỳ thi Hội ( bác cử) diễn ra tại Thăng Long vào các năm Thìn, Tuất Sửu Mùi.

    Mỗi kỳ thi gồm 3 phần. Phần thứ nhất là kiểm tra hiểu biết của thí sinh về binh pháp cổ, phần hai về công phu võ học ( cưỡi ngựa, bắn cung, múa kiếm, múa côn), còn phần thứ ba là kiến thức về chiến thuật và chiến lược quân sự

    Năm 1731, chúa Trịnh Tráng tiếp tục soạn thêm những quy định về võ thí sau khi ông nhận ra rằng nhiều võ sinh xuất sắc đã trượt trong phần thi viết luận về chiến lược dung binh. Theo những quy định mới này, công phu võ học được nhấn mạnh hơn là kiến thức về chiến lược quân sự.

    Triều Lê( 1428-1527) cho mở các trường rèn võ. tổ chức các kỳ thi võ, xây võ miếu vào năm 1740 để thờ những binh gia nổi tiếng của Trung Hoa và Việt nam như Võ thành Vương, Tôn Tử, Quản Tử và Trần Quốc Tuấn

    Thời vua Lê Chúa Trịnh (1428-1788) 19 cuộc thi võ đã được tổ chức, lấy đỗ 200 võ sinh. Các kỳ thi này ngừng lại khi Nguyễn Huệ (1753-1792) sau này là vua Quang Trung)-một anh hùnh dân tộc đồng thời là nhà chiến lược kiệt suất-đem quân ra miền Bắc để phù Lê, diệt Trịnh. Sau đó, những cuộc thi này lại được tổ chức trở lại.

    Thường thì những thí sinh vượt qua các kỳ thi võ đều rất trẻ. Tuynhiên, cũng có trường hợp ngoại lệ. Ví dụ, Nguyễn Thời Lý và Nguyễn Đình Thạch đã thi đỗ ở tuổi 85 và 78. Một vài dòng họ có nhiều người đỗ đạt trong các kỳ thi võ, chẳng hạn Vũ Tá ở xã Hoàng hà ( Hà Tĩnh) có 13 người đỗ vào thời Lê Trịnh


    Các vua Nhà Nguyễn (1802-1945) cố gắng mở rộng bờ cõi xuống phía nam nên rất chú trọng đến việc tuyển chọn và rèn quan võ. Năm 1836, vua Minh mạng ban hành đạo dụ nói rõ: để cai trị đất nước, cần chú ý cả tới văn trị và võ công. Hiện nay có nhiều bậc anh hùng tuấn kiệt rất giỏi binh thư và võ nghệ. Họ cần được tuyển chọn để triều đình bổ dụng.

    Nhà vua còn đặt ra những chế định cho các kỳ thi võ thi Hương và thi Hội. Theo quy định, thì thi Hương được tổ chức vào các năm Dần, Thân Tỵ, Hợi. Thi Hội được tổ chức vào các năm Tý, Ngọ Mão Dậu. Kỳ thi Hương đầu tiên dưới thời Nguyễn được tổ chúc năm 1837

    Các cuộc thi võ ở Huế ( kinh đô của nhà Nguyễn), thường được tổ chức vào tháng 7 âm lịch, vào ngày 12 tháng 7 các thí sinh tụ về trường thi. Từ nghày 15 đến 17 tháng 7, họ tham dự vòng thi đầu tiên là hai tay xách hai cục chì nặng rồi đi được càng xa càng tốt. Họ được xếp hạng ưu nếu quãng đường dài hơn 18 trượng ( một trượng tương đương 1.7m),14 trượng là thứ, 10 trượng là bình, và dưới 8 trượng là liệt.

    Phần thi thứ hai diễn ra tứ 19 đên 21 tháng 7, trong đó thí sinh phải chứng tỏ kỹ năng chiến đấu tay không và sử dụng vũ khí như côn, đao và khiên. Họ còn phải dùng thiết côn ( gậy sắt) nặng khoảng 18kg để đấu đối kháng. Thêm vào đó, họ phải dùng thương dài 3,3 m đâm trúng hình nộm bằng rơm

    Trong vòng thi thứ 3 ( từ 23 đến 25 tháng 7) các thí sinh được kiểm tra kỹ năng bắn súng.

    Vào ngày 27 tháng 7, triều đình sẽ xướng danh các thí sinh trúng tuyển. Trước khi được sung quân vào ngày 2 tháng 8, họ phải qua một vòng khảo thí về võ kinh thất thư ( bảy bộ sách kinh điển về võ học) là Tôn Tử, Ngô Tử, Lục Thao, Tư Mã Pháp, Hòng Thạch Công tam lược, Uất Liêu Tư vấn đáp và Lý Vệ Công vấn đối. Họ có thể tuỳ ý chọn và chứng tỏ khả năng của mình với một trong 18 món binh khí. Nói chung, thì võ dưới thời Nguyễn tổ chức một cách có hệ thống và nghiêm ngặt. Tuy nhiên, một số võ sinh vẫn tìm cách gian lận. Chẳng hạn một thí sinh đã tìm cách thi hộ cho thí sinh khác trong một kỳ thi. Vì vậy, vua Tự Đức (1829-1883) phải ban chỉ dụ, quy định rõ ràng những định lệ thưởng phạt trong thi võ. Theo chỉ dụ này, các thí sinh lén mang sách vở hoặc bị bắt quả tang gian lận trong thi cử sẽ lập tức bị giám quan đuổi ra. Những người vào thi với trang phục bẩn thỉuhoặc nhếch nhác cũng bị loại. Nếu một thí sinh bị bắt quả tang dự thi dưới tên người khác thì cả hai người liên can sẽ bị buộc phải tòng quân. Những người đút lót cũng sẽ bị phạt.

    Từ năm 1802 đến 1884, nhà Nguyễn tổ chức 74 kỳ thi ở các cấp khác nhau. Tổng số có 3893 thí sinh vượt qua các kỳ thi cả văn lẫn võ.

    Các kỳ thi võ chính thức ở Việt nam chấm dứt vào năm 1880 khi người Pháp tăng cường nền cai trị của họ tại Việt nam.

    Võ cổ truyền Việt Nam: đặc thù và chặng đường phát triển

    Posted at  tháng 11 13, 2018  |  in  Lịch-sử-võ-thuật  |  Read More»

    Cội nguồn võ thuật

    Con người nguyên thủy từ thời Cổ Ðại, sinh sống dựa trên thu lượm, nhặt hái các thức ăn có sẳn ở thiên nhiên và săn bắt thú rừng là chủ yếu. Những động tác, cách thức rình rập, rượt đuổi đánh giết dần trở thành quen thuộc hàng ngày.
    Võ cổ truyền Việt Nam

    Tiếp đến là những trường hợp phải xữ trí trong quan hệ giữa người và vật trong săn bắn, giữa người và người để tự vệ, để chiến đấu gìn giử các vật thực do thành quả lao động, hoặc quyền sở hữu miếng đất, khoảnh rừng đang sinh sống. Tất cả các động tác, các cách thế đó, từ đơn giản đến phức tạp, đã là cội nguồn của các đòn thế, bài bản của các trường phái võ thuật trên thế giới.

    Qua quá trình gian khổ dựng nước và giử nước, từ thời khai nguyên dân tộc và kháng chiến chống quân xâm lược, giử yên bờ cõi, bảo vệ sự toàn vẹn lảnh thổ. Người dân Việt trưởng thành từ vùng đất châu thổ sông Hồng đã tự hình thành, phát triển và đúc kết được những kinh nghiệm quý báu về kỷ thuật chiến đấu cá nhân và những cách thức, sách lược trong vận dụng và huy động lực lượng quân sự vào cuộc chiến đấu tập thể "chiến tranh".
    Võ cổ truyền Việt Nam là di sản văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, ra đời, tồn tại và phát triển song hành cùng cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước. Võ cổ truyền Việt Nam không chỉ đơn thuần là những bài võ nhằm rèn luyện kỹ năng, thể chất của con người, nâng cao khả năng tự vệ, hướng tới sự hòa hợp về thể chất và tinh thần của con người mà thông qua việc tập luyện Võ cổ truyền Việt Nam còn khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tinh thần thượng võ và tính nhân văn của con người Việt Nam.

    Triết lý Võ thuật cổ truyền Việt Nam


    Văn hóa dân tộc Việt Nam, trong đó có Võ học và Võ đạo, sản sinh trên nền tảng giá trị lịch sử, phong tục tập quán, địa lý và tâm thức dân tộc. Võ học và Võ đạo Việt Nam hình thành lên triết lý sống “Nhân Văn và Thượng Võ”, là kim chỉ nam để dân tộc ta trường tồn và phát triển.

    Võ cổ truyền Việt Nam hình thành và phát triển gắn liền với truyền thống lao động cần cù, tính hiếu học và tinh thần thượng võ của dân tộc trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước. Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của Lịch sử, Võ cổ truyền Việt Nam vẫn tồn tại và phát triển dưới nhiều hình thức và cách thức khác nhau, được truyền bá và lưu giữ từ đời này qua đời khác trong mỗi gia đình, dòng tộc cũng như các võ đường, lò võ trên các vùng miền của đất nước. Cũng qua những thăng trầm của sự phát triển đó, Võ cổ truyền Việt Nam đã thấm sâu vào máu thịt, vào tư tưởng, vào hành động của mọi người, trở thành một mảng văn hóa tinh thần đầy tự hào của nhiều thế hệ người Việt Nam. Nhân dân ta đã dùng võ để rèn luyện thân thể, nâng cao khả năng tự vệ, tôi luyện ý chí sắt đá và ứng dụng trong các trò chơi, lễ hội để tăng cường sự giao lưu trong cộng đồng.


    Với chủ trương “Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và con người trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế”. Ngành Thể dục thể thao đã quan tâm sưu tầm, nghiên cứu phát triển các trò chơi vận động dân gian, các hoạt động thể thao dân tộc để trở thành các môn thể thao dân tộc trong đó hoạt động Võ cổ truyền Việt Nam được quan tâm ưu tiên phát triển hàng đầu.

    Cùng với tiến trình giao lưu, trao đổi, mở rộng các mỗi quan hệ hợp tác, phát triển về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học – kỹ thuật... với các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, Võ cổ truyền Việt Nam cũng đã sớm hiện diện ở nhiều nước và vùng lãnh thổ, theo nhiều con đường, thời điểm và lý do khác nhau. Ngoài ra Võ cổ truyền Việt Nam còn “xuất ngoại” thông qua con đường ngoại giao, giao lưu văn hóa, trao đổi hàng hóa, thương phẩm, thăm viếng, du lịch giữa các nhà ngoại giao, nhà truyền giáo, thương nhân, du khách...của các nước với nước ta và nước ta với các nước từ nhiều thế kỷ trước, nhưng sâu rộng và nhanh mạnh hơn cả là kể từ khi người Việt sang học tập, công tác, định cư lâu dài ở nhiều châu lục, trong đó có khá đông các nhà nghiên cứu võ học, hoạt động võ thuật, các võ sư, huấn luyện viên và võ sĩ nổi tiếng qua các thế hệ.

    Đặc biệt, kể từ khi nước ta mở rộng hội nhập, quan hệ hợp tác và phát triển toàn diện với tất cả các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài yêu chuộng Võ cổ truyền Việt Nam có cơ hội đến nước ta nghiên cứu, thi đấu, biểu diễn, giao lưu và học tập võ cổ truyền, để rồi sau đó trở về nước mình hoặc đến một số quốc gia khác truyền bá, giảng dạy, phát triển theo tôn chỉ, mục đích riêng của từng môn phái và theo xu hướng “trăm hoa đua nở”.

    Nhà nước ta cũng đã thường xuyên cử các đoàn Võ cổ truyền Việt Nam sang các nước để thắt chặt quan hệ, giao lưu, trao đổi, hợp tác trên lĩnh vực võ thuật và khuyến khích các võ sư, huấn luyện viên cao cấp, võ sĩ trong nước đến nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới để giảng dạy, thi đấu, biểu diễn và truyền bá Võ cổ truyền Việt Nam, góp phần cùng với các thế hệ võ sư, huấn luyện viên, võ sĩ người Việt ở hải ngoài và người nước ngoài đã và đang học tập Võ cổ truyền Việt Nam đồng tâm, hiệp lực, ra sức vun đắp, nâng cao uy thế, tạo nên diện mạo mới, sức sống mới phong phú, đa dạng của Võ cổ truyền Việt Nam trên trường quốc tế. Chính vì thế Võ cổ truyền Việt Nam không chỉ là một môn thể thao đơn thuần mà đã trở thành một bộ phận của nền văn hóa thể chất và là một trong những di sản văn hóa phi vật thể quý báu của Việt Nam.

    Bảo tồn và phát triển Võ cổ truyền Việt Nam là lĩnh vực rộng, có tính xã hội cao, có vị trí quan trọng trong việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc và có vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển Thể dục thể thao ở nước ta. Việc Bảo tồn và phát triển Võ cổ truyền Việt Nam là cần thiết và phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ta, phù hợp với điều kiện thực tế trong nước, quốc tế. Ngày 3 tháng 01 năm 2014, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Quyết định về việc phê duyệt Đề án “Bảo tồn và phát triển Võ cổ truyền Việt Nam đến năm 2020”.

    Chặng đường phát triển Võ thuật cổ truyền Việt Nam


    Kỷ thuật chiến đấu cá nhân, cơ sở cho một đội quân tự vệ quốc gia đó chính là nguồn gốc sâu xa,đích thực của một nền võ học cổ truyền phong phú và đa dạng của đất nước Việt Nam anh hùng, bất khuất.
    Ðặc thù của võ học cổ truyền Việt Nam
    Nước Việt là một vùng đất hẹp, người thưa,ở sát cạnh một quốc gia phong kiến phương Bắc to lớn, luôn chực chờ cơ hội để thôn tính và đồng hóa thành một châu huyện của họ.

    Ý thức quốc gia độc lập, tự chủ và truyền thống dân tộc bất khuất, tinh thần thượng võ cao độ đã hình thành một cách sâu sắc trong huyết thống của người dân đất Việt anh hùng, thể hiện qua những cuộc chiến đấu một mất một còn với kẻ ngoại xâm :
    " Muốn thoát ách nô lệ lầm than cơ cực, nhục nhã thì
    phải chiến thắng kẻ thù xâm lược "
    Trước những đòi hỏi luôn luôn cấp bách và thiết thực cho vận mệnh đất nước như thế, hơn ai hết, người Việt luôn tìm tòi học hỏi và sáng tạo những cách đánh riêng biệt, độc đáo,phù hợp với đặc điễm của đất nước và con người với trình độ phát triển kỷ thuật, sinh hoạt xã hội và kinh tế nhất định. Những phương cách chiến đấu đủ sức đương đầu, ngăn chận bước chân xâm lược tàn ác, bạo ngược của ngoại bang.

    Vó ngựa hung hãn của đoàn kỵ binh Mông cổ ngạo nghễ giày xéo một cách man rợ bao lãnh thổ từ Âu sang Á, lập nên một đế quốc rộng lớn, menh mông từ bờ biển Hắc hải đến bờ biển Thái bình Dương, nhưng rồi đã phải quỵ ngã ở dãy đất nhỏ bé nầy.

    Câu chuyện tưởng chừng như hoang đường, nhưng đó đã là sự thật!!

    Và sự thực đó đã được kiên quyết khẳng định khi đoàn quân bách chiến bách thắng Mông Cổ quay lại tiến công phục thù lần thứ hai và lần thứ ba, mỗi lần quay lại là một lần lớn hơn, mạnh hơn, nhưng cuối cùng đã phải nuốt hận và bỏ chạy lấy thân một cách nhục nhã, thãm thương.

    Người dân đất Việt anh hùng đã dõng dạt nói lên lời quyết chiến, quyết thắng, chấp nhận mọi hy sinh, mất mác. Những chiến cônghiển hách, lẫy lừng đó đã là của toàn dân.

    Với ý chí sắt thép " Sát Thát " và với những cách đánh dũng mãnh, mưu trí, đoàn chân đất đã ngoan cường chiến đấu và giành lấy những chiến thắng oanh liệt, viết lên những trang sử vẽ vang trong lịch sử hơn 4 ngàn năm lập quốc kiêu hùng của dân tộc Việt Nam.

    Từ một thực tế chiến đấu vô cùng nghiệt ngã đó, những cách đánh sáng tạo, tài tình, độc đáo của dân Việt đã được khẳng định là đúng đắn, thích hợp và có hiệu quả.

    Tinh-Hoa của Võ-Thuật Cổ-Truyền Việt-Nam

    1. Võ thuật cổ truyền Việt Nam là VÕ TRẬN
    Võ thuật cổ truyền Việt Nam được gọi là "Võ Trận" với ý nghĩa là võ thuật để dùng trong chiến trận để chống giặc giử nước. "Võ Trận" Việt Nam thể hiện đầy sinh động trong tính cách quyết chiến, quyết thắng : đó là một lối đánh tiêu diệt, dứt khoát một mất một còn, không khoan nhượng của cả một dân tộc để giử yên bờ cõi, bảo vệ biên cương Tổ quốc.
    2. Võ thuật cổ truyền Việt Nam là một thể hiện cho ý chí sắt đá,
    xã thân, vì nước quên mình của dân quân đất Việt.
    Cuộc kháng chiến hào hùng của dân quân nước Việt từ ngàn xưa trước một đối phương phương Bắc rộng lớn tựa như một hình tượng đầy sinh động sau đây:
    " Nực cười châu chấu đá xe . . . "
    Thế nhưng, những con người ở vùng đất châu thổ sông Hồng nhỏ bé đã chứng minh một sự thực oanh liệt, bao lần đậm nét trong những trang sử hào hùng của dân tộc :
    " Tưởng rằng chấu ngã, ai ngờ xe nghiêng . . . ."
    Hiện thực đó chỉ có thể có được với một tinh thần thượng võ cao độ, đầy sức thuyết phục:
    Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn,
    Ðem chí nhân để thay cường bạo.
    (Bình Ngô Ðại Cáo - Nguyễn Trãi.)
    Và một truyền thống bất khuất, sắt đá:
    Tôi muốn cỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình
    ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn,
    cởi ách nô lệ, chứ tôi không chịu khom lưng làm tỳ thiếp người
    (Lời Bà Triệu Trinh Nương.)
    Chấp nhận thử thách, đương đầu với gian khổ, mất mác đau thương. Người dân Việt đã chấp nhận hy sinh tất cả để giành lấy quyền sống tự do, độc lập cho đất nước:
    Ta thà làm quỷ nước Nam,
    Còn hơn làm Vương đất Bắc.
    (lời của Tướng Trần Bình Trọng trong buổi tiệc đầu người, nơi trại giặc.)
    Tất cả là thể hiện một đặc thù nổi bật nhất về ý chí quên mình, xã thân cho đại nghĩa dân tộc của Võ thuật Cổ truyền Việt Nam hình thànn trong quá trình dựng nước và giử nước.
    3. Võ thuật cổ truyền Việt Nam là một thể hiện thực sự cho tính
    Nhu chế Cương, Ðoản chế Trường.
    Trong thực tế chiến đấu, làm sao có thể lấy ít đánh nhiều, lấy yếu đánh mạnh?

    Người dân Việt, lấy cá nhân mà xét, lấy tập thể mà tính, là yếu kém hơn nhiều so với các thế lực phương Bắc. Nếu chỉ thuần dựa trên ý chí và tinh thần mà không có được một sách lược đối phó thích hợp, một phương cách đối trị hữu hiệu, làm sao có thể ngăn cản được các âm mưu xâm lược thâm độc của giặc ngoại xâm ?

    Dân tộc Việt Nam đã có được những kinh nghiệm quý báu qua thực tiển chiến đấu giành lấy quyền sống còn, cởi bỏ xiềng xích nô lệ ngoại bang với những thể hiện sáng tạo trong võ thuật cổ truyền, một trang bị không thể không có cho đoàn dân quân nước Việt, áp dụng linh động và triệt để 2 nguyên lý căn bản:
    A. Nhu chế Cương
    Vì yếu hơn nên không thể dùng lực đối lực. Dân quân nước Việt luônluôn phải đối phó với một lực lượng quân sự phương Bắc đông đảo gấp bội, về chiến thuật cũng như chiến lược, vì ít hơn nên ta phải làm sao nhanh chóng giải quyết chiến trường, tiết kiệm sức lực, bằng cách luồn lách, tránh né, mềm dão, hư thực. Trong công có thủ, trong thủ đã tiềm ẩn thế tấn công vào nơi địch sơ hở, bỏ trống.
    B. Đoản chế Trường
    Áp dụng cho cá nhân người chiến sỉ và cho cả tập thể lực lượng kháng chiến, chống giặc giử nước, người dân nước Việt luôn xử dụng những chiến thuật thần tốc, chớp nhoáng, không mất thì giờ và công sức để triệt phá sức tấn công của đối phương mà chỉ cần nhanh chóng tránh né, tiếp cận, khám phá những sơ hở nhất định của chúng để dứt khoát, dũng mãnh tấn công tiêu diệt ngay chính tiềm năng của sức tấn công ấy: đó là ý nghĩa của tinh thần dùng Đoản chế Trường .

    Võ thuật cổ truyền Việt Nam là những tinh hoa kế thừa bao kinh nghiệm xương máu và tim óc của tổ tiên bao đời : đó là một sự thực hiển nhiên không thể phủ nhận được và đừng bao giờ khinh suất coi thường.

    Cùng với quá trình giao lưu văn hóa, kinh tế với nước ngoài. Người dân Việt cũng luôn tìm hiểu và học hỏi những tinh hoa cốt lõi nhất của họ để có được những cách đánh năng động, sáng tạo và có hiệu quả nhất đối với giặc xâm lược:

    Học lấy cái hay của địch để có thể tìm ra được cách đánh thích hợp nhất chế ngự được địch, đó là cách "Dỉ độc trị độc" hoặc còn có thể gọi là : "Gậy ông đập lưng ông".

    Dung hợp những điều hay của địch thành những kinh nghiệm quý báu của mình, giúp cho kho tàng truyền thống đất Việt thêm phong phú, đa dạng, nhưng vẩn luôn hài hòa thuần phác, đó là tinh thần của "Tri kỷ tri bỉ" (biết người biết ta trăm trận trăm thắng).

    Võ thuật cổ truyền Việt Nam luôn thắm đượm tinh thần cao đẹp đó và đã thể hiện trọn vẹn bản sắc độc đáo, anh hùng của dân tộc. Bề dầy lịch sử anh hùng hơn 4 ngàn năm dựng nước và giử nước cho phép chúng ta hiểu được như vậy và khẳng định tầm vóc vô cùng to lớn đó.

    Các môn phái của Võ cổ truyền Việt Nam


    Để đảm bảo an toàn cho cá nhân và những người thân xung quanh, học võ là bí quyết được nhiều người tìm hiểu và học hỏi. Có nhiều loại võ thuật khác nhau, trong đó võ cổ truyền Việt Nam là bộ môn dễ thực hiện và được mọi người áp dụng. Võ cổ truyền Việt Nam có bao nhiêu môn phái là câu hỏi được nhiều người tìm hiểu. Theo các chuyên gia, võ cổ truyền Việt Nam bao gồm có 5 môn phái:


    - Môn phái thứ nhất: Nhóm Bắc Hà (miền Bắc)
    Các phái võ Bắc Hà ban đầu đều phát triển ở miền Bắc Việt Nam dù có võ phái sau đó đã ảnh hưởng lan rộng đến các khu vực khác trong cả nước. Một số môn phái tiêu biểu của nhóm Bắc Hà bao gồm:
    + Thiên Môn Đạo: Có lịch sử lâu đời trong các võ phái cổ truyền Việt Nam, có khởi nguồn từ Chương Mỹ, Hà Nội.
    + Vật Liễu Đôi: Võ vật có truyền thống lâu đời và rất phổ biến tại miền Bắc Việt Nam. Nhiều làng tổ chức thi đấu vật vào các lễ hội mùa xuân. Lễ hội Vật Liễu Đôi tổ chức thường niên ở làng Liễu Đôi, xã Liêm Túc, huyện Thanh Liêm, Hà Nam.
    + Nhất Nam: có lịch sử lâu đời trong các võ phái cổ truyền Việt Nam, có khởi nguồn từ Thanh Hóa, Nghệ An.
    + Nam Hồng Sơn: do võ sư Nguyễn Văn Tộ sáng lập dựa trên cơ sở chương trình rèn luyện võ cổ truyền dân tộc từ thời Nguyễn và vay mượn thêm một số kỹ thuật của võ Trung Hoa.
    + Hoa Quyền: do cố võ sư Hoàng Văn Thơ sáng lập dựa trên sở học võ thuật của bản thân và các kỹ thuật được các thầy Trung Hoa truyền dạy
    + Việt Võ đạo (Vovinam): Vovinam Việt Võ Đạo là môn võ được võ sư Nguyễn Lộc sáng lập vào năm 1938. Đây là hệ thống pha trộn võ học gia đình, võ Việt Nam và các trường phái võ các nước khác như Judo, Karate... Võ phái dựa trên kỹ thuật phản công ngang, đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.


    - Môn phái thứ hai: Nhóm Bình Định (miền Trung)
    Bình Định là vùng từng thuộc vương quốc Chăm pa, nơi có truyền thống võ thuật lâu đời mà những phù điêu của vương quốc Chăm còn lưu giữ hình ảnh. Đây cũng là cái nôi võ thuật miền Trung gắn liền với triều đại Tây Sơn (1778-1802). Trong thế kỷ 18, một số võ sư nổi tiếng từ miền Bắc Việt Nam và Trung Quốc chuyển đến định cư tại vùng này và dạy võ cho người dân địa phương. Từ thời Tây Sơn đến nay, nhóm Bình Định bao gồm nhiều võ phái xuất phát từ Bình Định và vùng phụ cận như: Roi Thuận Truyền, quyền An Thái, quyền An Vinh và các hình thức võ thuật do các gia tộc, các nhà sư truyền dạy như Tây Sơn Nhạn, Thanh Long võ đạo, Bình Định Sa Long Cương, Võ trận Bình Định, Tân Sơn Bạch Long, Tây Sơn Thiếu Lâm, Bình Định gia, Tiên Long Quyền Đạo...


    - Môn phái thứ ba: Nhóm Nam Bộ (miền Nam)
    Các phái võ Nam Bộ xuất hiện cùng với quá trình mở cõi và định cư của người Việt trong thế kỷ 18 và thế kỷ 19. Sau khi dừng chân ở Nam Trung Bộ, các chúa Nguyễn tiếp tục mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam và di dân từ Quảng Nam, Đà Nẵng, Quy Nhơn vào khai khẩn đất hoang tại đồng bằng sông Cửu Long. Nhiều võ sư ở miền Nam nổi danh được ví với "Tam nhật" (ba mặt trời) Hàn Bái, Bá Cát và Bảy Mùa; "Tam nguyệt" (ba Mặt Trăng) Trương Thanh Đăng, Quách Văn Kế và Vũ Bá Oai; "Tứ tú" (bốn vì sao) với Hồ Văn Lành, Trần Xil, Xuân Bình và Lý Huỳnh. Võ Thanh Tồng (Hai Ngữ) Nhiều võ sĩ miền Nam đã tham gia thượng đài với rất nhiều lần toàn thắng trước các võ sư đến từ những quốc gia lân bang như Cao Miên, Lào, Xiêm. Trước năm 1975, ở miền Nam cũng đã có Tổng cuộc Quyền thuật Việt Nam của Tổng nha Thanh niên trực thuộc Bộ Văn hóa Giáo dục và Thanh niên.


    - Môn phái thứ tư: Các môn phái có nguồn gốc từ Trung Hoa
    Sự giao lưu, ảnh hưởng lâu đời từ Trung Hoa trong suốt trường kỳ lịch sử đã tạo nên ở Việt Nam những hệ phái võ thuật do các võ sư Trung Quốc hoặc võ sư Việt giảng dạy. Có một đặc điểm chung nhất cho các môn phái có nguồn gốc Trung Hoa hiện đang được giảng dạy tại Việt Nam: Hầu hết là những hệ thống đã ít nhiều cải biên cho phù hợp với thể chất và văn hóa của người Việt. Danh sách không đầy đủ các môn phái có nguồn gốc Trung Hoa trên lãnh thổ Việt Nam gồm: Bắc Mã Sơn, Lâm Sơn Động, Phật gia quyền, Không Động, Vĩnh Xuân Quyền (Việt Nam), Thiếu Sơn Phật Gia, Thiếu Lâm Long Phi, Thiếu Lâm Bắc Truyền Thiên Mục Sơn...


    - Môn phái thứ năm: Võ thuật cổ truyền Việt Nam ở nước ngoài
    Theo bước chân của người Việt đến khắp thế giới, có nhiều kỹ thuật võ Việt Nam đã đến với nước ngoài, đặc biệt là các nước phương Tây như Pháp và một số nước châu Âu, Mỹ, Canada. Có đến 22 môn phái võ thuật có cội nguồn từ Võ thuật Việt Nam tại Pháp, và có đến 30.000 võ sinh theo học. Một số võ phái tại Pháp được coi là "cái nôi của võ thuật Việt Nam tại nước ngoài" như: Cửu Long võ đạo, Võ trận Đại Việt, Nam Hổ Quyền, Phái Trung Hòa...
    Võ thuật cổ truyền ở Việt Nam đa dạng và được sắp xếp thành 5 môn phái rõ ràng. Hiện nay, việc tìm hiểu và lưu giữ các môn phái võ thuật ngày càng chiếm giữ vị trí hết sức quan trọng góp phần kết tinh những giá trị truyền thống tốt đẹp của võ thuật nước nhà.

    Võ thuật cổ truyền trong thời kỳ hiện đại

    a/ Võ thuật cổ truyền  dành cho quân đội
    Trước thế kỷ 16, vua chúa bổ dụng các võ tướng trong triều dựa trên những cống hiến, công trạng hoặc gia thế của họ, chứ không phải qua thi tuyển. Do đó, đa số các võ tướng cao cấp trong triều đều là người của hoàng gia.

    Năm 1253, triều Trần cho lập Giảng Võ Đường, một trường rèn luyện võ dành cho hoàng thân quốc thích là các võ tướng. Cũng khoảng thời gian này, Trần Quốc Tuấn, danh tướng của thời Trần đã soạn ra cuốn binh thư đầu tiên theo những tiêu chuẩn của thời đó

    Nhờ dạy và học võ, thời Trần có nhiều tướng lĩnh nổi tiếng, trong đó phải kể đến Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư và Phạm Ngũ Lão. Các nhà sử học còn nghi nhận những đóng góp của họ đối với những chiến thắng của người Việt trước quân Nguyên Mông.

    b/ võ để nghiên cứu

    Năm 1721 dưới thời vua Lê Dụ Tông(1679-1731), trường đào tạo võ đầu tiên cho quảng đại quần chúng , gọi là Võ học sở, được mở tại kinh đô Thăng Long Hà nội. Vua còn bổ nhiệm một vị quan chịu trách nhiệm giảng dạy binh pháp. Chúa Trịnh Cương rất chú trọng đào tạo các tướng lãnh.

    c/ võ để thi tuyển

    Rèn luyện và thi tuyển võ được tổ chức như thế nào tại triều dình?

    Chúa Trịnh Cương cho biên soạn những quy dịnh và thể chế thi tuyển võ học. Các kỳ thi được tổ chức 3 năm một lần. Vào các năm Tý Ngọ Mão Dậu, kỳ thi được tổ chức ở cấp hương thôn, gọi là sở cử. Trong khi đó, kỳ thi Hội ( bác cử) diễn ra tại Thăng Long vào các năm Thìn, Tuất Sửu Mùi.

    Mỗi kỳ thi gồm 3 phần. Phần thứ nhất là kiểm tra hiểu biết của thí sinh về binh pháp cổ, phần hai về công phu võ học ( cưỡi ngựa, bắn cung, múa kiếm, múa côn), còn phần thứ ba là kiến thức về chiến thuật và chiến lược quân sự

    Năm 1731, chúa Trịnh Tráng tiếp tục soạn thêm những quy định về võ thí sau khi ông nhận ra rằng nhiều võ sinh xuất sắc đã trượt trong phần thi viết luận về chiến lược dung binh. Theo những quy định mới này, công phu võ học được nhấn mạnh hơn là kiến thức về chiến lược quân sự.

    Triều Lê( 1428-1527) cho mở các trường rèn võ. tổ chức các kỳ thi võ, xây võ miếu vào năm 1740 để thờ những binh gia nổi tiếng của Trung Hoa và Việt nam như Võ thành Vương, Tôn Tử, Quản Tử và Trần Quốc Tuấn

    Thời vua Lê Chúa Trịnh (1428-1788) 19 cuộc thi võ đã được tổ chức, lấy đỗ 200 võ sinh. Các kỳ thi này ngừng lại khi Nguyễn Huệ (1753-1792) sau này là vua Quang Trung)-một anh hùnh dân tộc đồng thời là nhà chiến lược kiệt suất-đem quân ra miền Bắc để phù Lê, diệt Trịnh. Sau đó, những cuộc thi này lại được tổ chức trở lại.

    Thường thì những thí sinh vượt qua các kỳ thi võ đều rất trẻ. Tuynhiên, cũng có trường hợp ngoại lệ. Ví dụ, Nguyễn Thời Lý và Nguyễn Đình Thạch đã thi đỗ ở tuổi 85 và 78. Một vài dòng họ có nhiều người đỗ đạt trong các kỳ thi võ, chẳng hạn Vũ Tá ở xã Hoàng hà ( Hà Tĩnh) có 13 người đỗ vào thời Lê Trịnh


    Các vua Nhà Nguyễn (1802-1945) cố gắng mở rộng bờ cõi xuống phía nam nên rất chú trọng đến việc tuyển chọn và rèn quan võ. Năm 1836, vua Minh mạng ban hành đạo dụ nói rõ: để cai trị đất nước, cần chú ý cả tới văn trị và võ công. Hiện nay có nhiều bậc anh hùng tuấn kiệt rất giỏi binh thư và võ nghệ. Họ cần được tuyển chọn để triều đình bổ dụng.

    Nhà vua còn đặt ra những chế định cho các kỳ thi võ thi Hương và thi Hội. Theo quy định, thì thi Hương được tổ chức vào các năm Dần, Thân Tỵ, Hợi. Thi Hội được tổ chức vào các năm Tý, Ngọ Mão Dậu. Kỳ thi Hương đầu tiên dưới thời Nguyễn được tổ chúc năm 1837

    Các cuộc thi võ ở Huế ( kinh đô của nhà Nguyễn), thường được tổ chức vào tháng 7 âm lịch, vào ngày 12 tháng 7 các thí sinh tụ về trường thi. Từ nghày 15 đến 17 tháng 7, họ tham dự vòng thi đầu tiên là hai tay xách hai cục chì nặng rồi đi được càng xa càng tốt. Họ được xếp hạng ưu nếu quãng đường dài hơn 18 trượng ( một trượng tương đương 1.7m),14 trượng là thứ, 10 trượng là bình, và dưới 8 trượng là liệt.

    Phần thi thứ hai diễn ra tứ 19 đên 21 tháng 7, trong đó thí sinh phải chứng tỏ kỹ năng chiến đấu tay không và sử dụng vũ khí như côn, đao và khiên. Họ còn phải dùng thiết côn ( gậy sắt) nặng khoảng 18kg để đấu đối kháng. Thêm vào đó, họ phải dùng thương dài 3,3 m đâm trúng hình nộm bằng rơm

    Trong vòng thi thứ 3 ( từ 23 đến 25 tháng 7) các thí sinh được kiểm tra kỹ năng bắn súng.

    Vào ngày 27 tháng 7, triều đình sẽ xướng danh các thí sinh trúng tuyển. Trước khi được sung quân vào ngày 2 tháng 8, họ phải qua một vòng khảo thí về võ kinh thất thư ( bảy bộ sách kinh điển về võ học) là Tôn Tử, Ngô Tử, Lục Thao, Tư Mã Pháp, Hòng Thạch Công tam lược, Uất Liêu Tư vấn đáp và Lý Vệ Công vấn đối. Họ có thể tuỳ ý chọn và chứng tỏ khả năng của mình với một trong 18 món binh khí. Nói chung, thì võ dưới thời Nguyễn tổ chức một cách có hệ thống và nghiêm ngặt. Tuy nhiên, một số võ sinh vẫn tìm cách gian lận. Chẳng hạn một thí sinh đã tìm cách thi hộ cho thí sinh khác trong một kỳ thi. Vì vậy, vua Tự Đức (1829-1883) phải ban chỉ dụ, quy định rõ ràng những định lệ thưởng phạt trong thi võ. Theo chỉ dụ này, các thí sinh lén mang sách vở hoặc bị bắt quả tang gian lận trong thi cử sẽ lập tức bị giám quan đuổi ra. Những người vào thi với trang phục bẩn thỉuhoặc nhếch nhác cũng bị loại. Nếu một thí sinh bị bắt quả tang dự thi dưới tên người khác thì cả hai người liên can sẽ bị buộc phải tòng quân. Những người đút lót cũng sẽ bị phạt.

    Từ năm 1802 đến 1884, nhà Nguyễn tổ chức 74 kỳ thi ở các cấp khác nhau. Tổng số có 3893 thí sinh vượt qua các kỳ thi cả văn lẫn võ.

    Các kỳ thi võ chính thức ở Việt nam chấm dứt vào năm 1880 khi người Pháp tăng cường nền cai trị của họ tại Việt nam.

    0 nhận xét:

    Là 1 người học võ và tập Gym mình được hướng dẫn khá kĩ về chế độ ăn uống dinh dưỡng để tăng cường thể lực tập luyện và phát triển cơ bắp tốt nhất. Mình biết các công dụng của các dạngthực phẩm giàu năng lượng, giàu Protein, dù vậy mình vẫn giành các buổi cuối tuần để nạp thêm một loại bánh ngọt, đó là bánh tiramisu.


    Khỏi cần phải giới thiệu nhiều thì ai cũng biết món bánh kem quá nổi tiếng của Ý này
    Lần đầu tiên mình được ăn Tiramisù là cách đây khoảng gần 2 năm, trong buổi party với những người “đồng nghiệp” mới ở cty anh. Hôm ấy mỗi người đến đều phải đem đóng góp một món ăn/món tráng miệng, và có 1 bạn Indo đã làm cái Tiramisù. Thú thực là hôm ấy ăn nhớ mỗi vị rượu thơm và vị bánh mát lạnh, chứ chả nhớ được gì trong buổi nhộm nhoạm ấy khi bao nhiêu người lao vào “xâu xé” cái bánh.


    Lần đầu tiên mình làm Tiramisù, cũng là lần thứ 2 được nếm lại tỉ mỉ và chăm chú chiếc bánh, từ lúc ngâm cứu cách làm, rồi đến lúc lọ mọ đi làm những chiếc bánh Lady Fingers để chuẩn bị cho chiếc bánh “kinh điển” (đối với 1 đứa tò te như mình thì Tiramisù là kinh điển thật). Vì tự làm lady fingers, cũng lại lần đầu làm, nên mình không dự tính được trước số lượng bánh, và cũng là để tận dụng số trứng còn thừa từ lần làm bánh trước, vì thế hơi thiếu lady fingers. Kết quả là chiếc Tiramisù của mình có lớp bánh rất mỏng và lớp kem “đề huề”.
    Thông tin thêm giành cho bạn:
    Bánh Kem Ngon Mỗi Ngày
    Tiệm bánh kem banhkem.org - Bánh sinh nhật cho tiệc vui
    ★ ★ ★ ★ ★ Xếp hạng: 5.0 - ‎79 phiếu bầu Chất lượng bánh ngon, Nhiều mẫu bánh kem ấn tương đẹp cho sinh nhật, Hội nghị Thôi nôi Cưới hỏi O975.263.899 đặt bánh kem in hình ảnh ăn được, hương vị bánh ngon, đa dạng..
    Bánh kem ngon >> banhkem org



    Chiếc Tiramisù kết tụ tất cả những vị mà mình vô cùng yêu thích: vị đắng của cà phê, vị thơm và hơi cay của Rhum, vị ngậy của cheese, thêm nữa còn có chocolate, rồi cảm giác những chiếc lady fingers tan mềm trong miệng khi ăn nữa. Túm lại là vô cùng thích chiếc bánh này
    Tiramisù
    Nguyên liệu: (vì không có khuôn chuyên dụng nên mình đành dùng chiếc loaf pan để làm tạm, vì thế mình phải lót cling film bên trong và để miếng nylon thò ra bên ngoài, khi làm xong còn có thể cầm và nhấc bánh ra khỏi khuôn)
    * Cho phần kem:
    - 2 cups (480ml) sữa tươi
    - 110g đường trắng
    - 35g bột mì đa dụng
    - 6 lòng đỏ trứng
    - 60ml dark Rhum
    - 2 tsp vanilla
    - 57g bơ nhạt, cắt thành miếng nhỏ
    - 227g mascarpone cheese
    * Lady Fingers: khoảng 3 chục cái hoặc nhiều hơn để nhỡ có cần thêm 
    * Cà phê để nhúng bánh:
    - 360ml cà phê espresso đậm đặc (cà phê càng đặc, càng thơm thì càng ngon, nên dùng loại hạt cà phê thật là ngon cho đỡ phí công làm tiramisù)
    - 40g đường trắng
    - 60ml dark rhum
    * Topping: bột cacao, chocolate, strawberry hoặc raspberry tươi
    Cách làm:
    * Phầm Cream:
    - Dùng nồi nhỡ, để lửa vừa, đun 420ml sữa tươi và 75g đường đến khi vừa sôi. (1)
    - Trong 1 nồi khác, đánh đều hỗn hợp gồm 60ml sữa tươi, 35g đường, bột mì và lòng đỏ. Sữa (1) vừa sôi thì đổ từ từ vào hỗn hợp này, vừa đổ vừa ngoáy đều. Sau đó đưa nồi này lên đun lửa vừa cho đến khi sôi, trong khi đó vẫn liên tục ngoáy hỗn hợp sữa đến khi hỗn hợp đặc lại thì đổ ra 1 bát khác. Cho rượu Rhum, vanilla 1157573_535393639866944_2097186152_nvà bơ vào, đánh đều. Đậy kín miệng bát lại ngay và cho vào tủ lạnh (khoảng 2 tiếng)
    - Dùng thìa gỗ đánh cho mascarpone mềm và mượt, sau đó trộn mascarpone vào kem đã để lạnh, trộn thật đều, nhuyễn.
    * Làm cà phê: cho đường và Rhum vào espresso, ngoáy cho tan đường.
    * Dùng loaf pan kích cỡ 23x13x8 cm, lót nylon thực phẩm, chừa nylon để lúc sau có chỗ cầm nhấc bánh ra.
    Nhúng từng chiếc lady fingers vào hỗn hợp cà phê rồi xếp thành 1 lớp kín đáy khuôn. Sau đó đổ 1/3 lượng kem vào, dàn đều. Lặp lại 2 bước này đến khi hết lady fingers và kem. (Thực chất bước này cần linh động. Vì lady fingers mình làm hơi bé và mỏng, nên khi nhúng thì nó xẹp đi còn mỏng hơn, vì thế mình phải xếp 2 lớp lady fingers, sau đó mới đến lớp kem. Quan trọng là phải xếp từng lớp lady fingers thật kín để kem và bánh tách biệt từng lớp, không bị lẫn với nhau. Khi nhúng lady fingers vào cà phê thì bánh lập tức nhũn ra rất nhanh, vì vậy nhanh chóng và khéo léo đặt bánh vào khuôn luôn, không nên ngâm bánh lâu trong nước cà phê không nó sẽ tan ra không cầm được).
    Sau khi bánh đã nguyên vẹn trong khuôn thì che kín lại bằng nylon thực phẩm, rồi để trong tủ lạnh ít nhất 6h hoặc qua đêm.

    Bánh kem ý Tiramisu hấp dẫn giới tập võ thuật

    Posted at  tháng 11 09, 2018  |  in  Chia-sẻ  |  Read More»

    Là 1 người học võ và tập Gym mình được hướng dẫn khá kĩ về chế độ ăn uống dinh dưỡng để tăng cường thể lực tập luyện và phát triển cơ bắp tốt nhất. Mình biết các công dụng của các dạngthực phẩm giàu năng lượng, giàu Protein, dù vậy mình vẫn giành các buổi cuối tuần để nạp thêm một loại bánh ngọt, đó là bánh tiramisu.


    Khỏi cần phải giới thiệu nhiều thì ai cũng biết món bánh kem quá nổi tiếng của Ý này
    Lần đầu tiên mình được ăn Tiramisù là cách đây khoảng gần 2 năm, trong buổi party với những người “đồng nghiệp” mới ở cty anh. Hôm ấy mỗi người đến đều phải đem đóng góp một món ăn/món tráng miệng, và có 1 bạn Indo đã làm cái Tiramisù. Thú thực là hôm ấy ăn nhớ mỗi vị rượu thơm và vị bánh mát lạnh, chứ chả nhớ được gì trong buổi nhộm nhoạm ấy khi bao nhiêu người lao vào “xâu xé” cái bánh.


    Lần đầu tiên mình làm Tiramisù, cũng là lần thứ 2 được nếm lại tỉ mỉ và chăm chú chiếc bánh, từ lúc ngâm cứu cách làm, rồi đến lúc lọ mọ đi làm những chiếc bánh Lady Fingers để chuẩn bị cho chiếc bánh “kinh điển” (đối với 1 đứa tò te như mình thì Tiramisù là kinh điển thật). Vì tự làm lady fingers, cũng lại lần đầu làm, nên mình không dự tính được trước số lượng bánh, và cũng là để tận dụng số trứng còn thừa từ lần làm bánh trước, vì thế hơi thiếu lady fingers. Kết quả là chiếc Tiramisù của mình có lớp bánh rất mỏng và lớp kem “đề huề”.
    Thông tin thêm giành cho bạn:
    Bánh Kem Ngon Mỗi Ngày
    Tiệm bánh kem banhkem.org - Bánh sinh nhật cho tiệc vui
    ★ ★ ★ ★ ★ Xếp hạng: 5.0 - ‎79 phiếu bầu Chất lượng bánh ngon, Nhiều mẫu bánh kem ấn tương đẹp cho sinh nhật, Hội nghị Thôi nôi Cưới hỏi O975.263.899 đặt bánh kem in hình ảnh ăn được, hương vị bánh ngon, đa dạng..
    Bánh kem ngon >> banhkem org



    Chiếc Tiramisù kết tụ tất cả những vị mà mình vô cùng yêu thích: vị đắng của cà phê, vị thơm và hơi cay của Rhum, vị ngậy của cheese, thêm nữa còn có chocolate, rồi cảm giác những chiếc lady fingers tan mềm trong miệng khi ăn nữa. Túm lại là vô cùng thích chiếc bánh này
    Tiramisù
    Nguyên liệu: (vì không có khuôn chuyên dụng nên mình đành dùng chiếc loaf pan để làm tạm, vì thế mình phải lót cling film bên trong và để miếng nylon thò ra bên ngoài, khi làm xong còn có thể cầm và nhấc bánh ra khỏi khuôn)
    * Cho phần kem:
    - 2 cups (480ml) sữa tươi
    - 110g đường trắng
    - 35g bột mì đa dụng
    - 6 lòng đỏ trứng
    - 60ml dark Rhum
    - 2 tsp vanilla
    - 57g bơ nhạt, cắt thành miếng nhỏ
    - 227g mascarpone cheese
    * Lady Fingers: khoảng 3 chục cái hoặc nhiều hơn để nhỡ có cần thêm 
    * Cà phê để nhúng bánh:
    - 360ml cà phê espresso đậm đặc (cà phê càng đặc, càng thơm thì càng ngon, nên dùng loại hạt cà phê thật là ngon cho đỡ phí công làm tiramisù)
    - 40g đường trắng
    - 60ml dark rhum
    * Topping: bột cacao, chocolate, strawberry hoặc raspberry tươi
    Cách làm:
    * Phầm Cream:
    - Dùng nồi nhỡ, để lửa vừa, đun 420ml sữa tươi và 75g đường đến khi vừa sôi. (1)
    - Trong 1 nồi khác, đánh đều hỗn hợp gồm 60ml sữa tươi, 35g đường, bột mì và lòng đỏ. Sữa (1) vừa sôi thì đổ từ từ vào hỗn hợp này, vừa đổ vừa ngoáy đều. Sau đó đưa nồi này lên đun lửa vừa cho đến khi sôi, trong khi đó vẫn liên tục ngoáy hỗn hợp sữa đến khi hỗn hợp đặc lại thì đổ ra 1 bát khác. Cho rượu Rhum, vanilla 1157573_535393639866944_2097186152_nvà bơ vào, đánh đều. Đậy kín miệng bát lại ngay và cho vào tủ lạnh (khoảng 2 tiếng)
    - Dùng thìa gỗ đánh cho mascarpone mềm và mượt, sau đó trộn mascarpone vào kem đã để lạnh, trộn thật đều, nhuyễn.
    * Làm cà phê: cho đường và Rhum vào espresso, ngoáy cho tan đường.
    * Dùng loaf pan kích cỡ 23x13x8 cm, lót nylon thực phẩm, chừa nylon để lúc sau có chỗ cầm nhấc bánh ra.
    Nhúng từng chiếc lady fingers vào hỗn hợp cà phê rồi xếp thành 1 lớp kín đáy khuôn. Sau đó đổ 1/3 lượng kem vào, dàn đều. Lặp lại 2 bước này đến khi hết lady fingers và kem. (Thực chất bước này cần linh động. Vì lady fingers mình làm hơi bé và mỏng, nên khi nhúng thì nó xẹp đi còn mỏng hơn, vì thế mình phải xếp 2 lớp lady fingers, sau đó mới đến lớp kem. Quan trọng là phải xếp từng lớp lady fingers thật kín để kem và bánh tách biệt từng lớp, không bị lẫn với nhau. Khi nhúng lady fingers vào cà phê thì bánh lập tức nhũn ra rất nhanh, vì vậy nhanh chóng và khéo léo đặt bánh vào khuôn luôn, không nên ngâm bánh lâu trong nước cà phê không nó sẽ tan ra không cầm được).
    Sau khi bánh đã nguyên vẹn trong khuôn thì che kín lại bằng nylon thực phẩm, rồi để trong tủ lạnh ít nhất 6h hoặc qua đêm.

    0 nhận xét:

    Hàng loạt Fan nữ phải ghen tỵ khi  cậu thủ tài năng điển trai Hà Đức Chinh bay vào comment: " Bạn ý đang cảm cúm, chảy nước mũi kìa" trên facebook Cô bé Tick Tok  siêu dễ thương " Anh ơi anh có người yêu chưa?"

    Có ai đoán được cô bé Tick Tok fan CLB bóng đá nào không?


    Video Tik Tok ngắn ngủi hút người xem:

    Cô bé là ai? Với lời nhắn nhủ trước Trung thu thì có bao nhiêu chàng trai FA thực hiện được lời cô bé? "Rứa thì anh lo tìm người yêu đi nhé. Sắp trung thu rồi đó" và cô bé nhận được bao nhiêu chiếc bánh trung thu?
    Sự thật hồn nhiên về cô bé Tick Tok chỉ ngắn ngủi như Video dài 12s: Cô bé sinh 2001, tên thật là Trần Lê Thế Trâm chất giọng đậm chất Xứ Nghệ nhưng lại sống tại Đắc Lắc.
    Link facebook: https://www.facebook.com/tramthetr291
     Còn về chỉ xin mượn lời của các Facebooker để miêu tả:
    "Vừa xinh đẹp lại còn dễ thương nữa, nhìn đáng yêu thật đấy", "Cứ tưởng con gái xứ Nghệ, hóa ra lại đến từ Đắk Lắk. Mặt dễ thương quá"Sự nổi tiếng làm cho cô bé khá thích thú: lời mới kết bạn tăng hàng loạt, sau mấy ngày lượt theo dõi tăng lên hàng chục ngàn, nhưng cũng không ít rắc rối và lo lắng khi Facebook bị Fake và bị report.
    Trâm tâm sự: Trâm nói: “Em vui khi mọi người quan tâm và yêu quý mình, nhưng em cũng chỉ muốn có một cuộc sống yên bình, nhẹ nhàng bên gia đình. Việc bất ngờ nổi tiếng là điều chưa bao giờ em nghĩ đến”.
    Một số video ngắn không kém dễ thương từ Trần Lê Thế Trâm:



    Cô bé Gặm nhấm Tick Tốk



       
    Trái tim 4 ngắn


       
    Bức tường âm nhạc


    Cùng xem nét đẹp trong sáng hồn nhiên của cô bé Tik Tok " anh ơi anh có người yêu chưa"
    Trong hình ảnh có thể có: 1 người, cận cảnh


    Trong hình ảnh có thể có: 1 người, cận cảnh
    Nghe nhạc là phải chất

    Trong hình ảnh có thể có: 1 người, ảnh tự sướng và cận cảnh

    Hương đưa nhè nhẹ làn môi ướt
    Gió lướt tóc mềm khẽ khàng bay
    Ai hay đọng lại hồn thi sĩ
    ý nhị thơ ngây mảnh trang gầy
                               Xem thêm 



    Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người
    Vinfast có lẽ phải mời cô bé làm mẫu cho dòng xe máy điện mới khi xem bức ảnh này!

    Cuối cùng  xin gửi lời tới cô bé:
    " Em ơi em có "Ai" chưa
    Để anh khăn gói sang thưa mẹ thầy
    Trầu cau ngũ quả đủ đầy
    Đợi ngày em lớn sum vầy, nghe em!"

    Cô gái Tik Tok " Anh ơi anh có người yêu chưa? " "dắt mũi" Hà Đức Chinh

    Posted at  tháng 11 07, 2018  |  in    |  Read More»

    Hàng loạt Fan nữ phải ghen tỵ khi  cậu thủ tài năng điển trai Hà Đức Chinh bay vào comment: " Bạn ý đang cảm cúm, chảy nước mũi kìa" trên facebook Cô bé Tick Tok  siêu dễ thương " Anh ơi anh có người yêu chưa?"

    Có ai đoán được cô bé Tick Tok fan CLB bóng đá nào không?


    Video Tik Tok ngắn ngủi hút người xem:

    Cô bé là ai? Với lời nhắn nhủ trước Trung thu thì có bao nhiêu chàng trai FA thực hiện được lời cô bé? "Rứa thì anh lo tìm người yêu đi nhé. Sắp trung thu rồi đó" và cô bé nhận được bao nhiêu chiếc bánh trung thu?
    Sự thật hồn nhiên về cô bé Tick Tok chỉ ngắn ngủi như Video dài 12s: Cô bé sinh 2001, tên thật là Trần Lê Thế Trâm chất giọng đậm chất Xứ Nghệ nhưng lại sống tại Đắc Lắc.
    Link facebook: https://www.facebook.com/tramthetr291
     Còn về chỉ xin mượn lời của các Facebooker để miêu tả:
    "Vừa xinh đẹp lại còn dễ thương nữa, nhìn đáng yêu thật đấy", "Cứ tưởng con gái xứ Nghệ, hóa ra lại đến từ Đắk Lắk. Mặt dễ thương quá"Sự nổi tiếng làm cho cô bé khá thích thú: lời mới kết bạn tăng hàng loạt, sau mấy ngày lượt theo dõi tăng lên hàng chục ngàn, nhưng cũng không ít rắc rối và lo lắng khi Facebook bị Fake và bị report.
    Trâm tâm sự: Trâm nói: “Em vui khi mọi người quan tâm và yêu quý mình, nhưng em cũng chỉ muốn có một cuộc sống yên bình, nhẹ nhàng bên gia đình. Việc bất ngờ nổi tiếng là điều chưa bao giờ em nghĩ đến”.
    Một số video ngắn không kém dễ thương từ Trần Lê Thế Trâm:



    Cô bé Gặm nhấm Tick Tốk



       
    Trái tim 4 ngắn


       
    Bức tường âm nhạc


    Cùng xem nét đẹp trong sáng hồn nhiên của cô bé Tik Tok " anh ơi anh có người yêu chưa"
    Trong hình ảnh có thể có: 1 người, cận cảnh


    Trong hình ảnh có thể có: 1 người, cận cảnh
    Nghe nhạc là phải chất

    Trong hình ảnh có thể có: 1 người, ảnh tự sướng và cận cảnh

    Hương đưa nhè nhẹ làn môi ướt
    Gió lướt tóc mềm khẽ khàng bay
    Ai hay đọng lại hồn thi sĩ
    ý nhị thơ ngây mảnh trang gầy
                               Xem thêm 



    Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người
    Vinfast có lẽ phải mời cô bé làm mẫu cho dòng xe máy điện mới khi xem bức ảnh này!

    Cuối cùng  xin gửi lời tới cô bé:
    " Em ơi em có "Ai" chưa
    Để anh khăn gói sang thưa mẹ thầy
    Trầu cau ngũ quả đủ đầy
    Đợi ngày em lớn sum vầy, nghe em!"

    4 nhận xét:

    About-Privacy Policy-Contact us
    Copyright © 2013 Võ thuật Cổ Truyền - Võ Cổ Truyền Việt Nam - tin tức liên đoàn Võ thuật cổ truyền. Distributed By Võ thuật cổ truyền Việt Nam | Blogger Template by Trung Đức
    Proudly Powered by Võ Cổ truyền Việt Nam Phát triển xây dựng nội sung Bánh ngọtViệt Nam Bánh kem Hương vị Việt #banhngotvn Xem nhiều mẫu bánh sinh nhật võ thuật
    back to top