Chúng ta với danh từ "con người" với sự tất cả sự thông minh nhất trong muôn loài vật, nhưng "con người" đối với ống kính của các nhà khoa học, chúng ta chỉ là 1 loài trong danh sách hàng số 11.806.327.000 loài động vật hiện có mặt cùng sinh tồn và hiện diện trên quả đất, tuy nhiên chúng ta có thể nói và được đánh giá là một trong những loài động vật “yếu đuối” nhất, dễ dàng gầy đổ, thân thể mong manh, sức chịu đựng yếu đuối vì cấu trúc thành hình của chúng ta qua sự uốn nắn của thời gian và môi trường xung quanh từ khi lọt lòng mẹ, chỉ thật sự thich nghi và sinh tồn với một xã hội có nền văn minh tối thiểu. Nếu đem 1 “con người” rất bình thường chúng ta được bỏ vào khu rừng Amazon, hay xa mạc Sahara, hoặc giữa Thái Bình Dương bao la.v.v. Nếu không có một sự huấn luyện kỹ càng thật đặc biệt hoặc phép mầu đặc biệt nào đó thì chắc chắn rằng ‘con người” chúng ta sẽ khó sinh tồn được trong vòng 12 tiếng đồng hồ.
Trong mỗi ngành thể thao đều có một lối “làm nóng người” riêng biệt mặc dù điều có chung một mục đích. Trong võ thuật sự vận động thường bắt đầy từ trên cao đi xuống thấp (Đầu đến chân), từ nhẹ nhàng đến nhanh/mạnh (Xoay cổ = Nhẹ ; hít đất = mạnh), đến làm nóng người đem lại cho chúng ta các yếu tố ích lợi sau đây:
Tình thần sàng khoái
Chuẩn bị thể lực:
Phòng ngừa sự chấn thương:
Nếu bạn muốn tránh và giảm các chấn thương trong các đòn thế Aikido, bạn phải tự đầu tư cho mình khoảng thời gian nhất định trước và sau buổi tập, đó là các “Làm nóng người” (Warm-up), “Làm dẻo người” (Stretch), và “Hạ nhiệt” (Cool down).
Một cuộc nghiên cứu tại “Viện cao đẳng thể thao Úc Đại Lợi” (Australian Institute of Sport) vào tháng 8/2004 cho thấy rằng thời gian vận động làm nóng người cũng tùy thuộc vào số tuổi của vận động viên, và thời gian nghỉ ngơi sau mỗi giờ (1 giờ) tập luyện, tuổi càng lớn người ta càng phải bỏ nhiều thời gian vận động liên tiếp để có đuợc sự an toàn tối thiểu và thời gian dài hơn để nghỉ ngơi, bảng nghiên cứu được tóm tắt sau đây:
Số Tuổi >Thời Gian Làm Nóng Người > Thời Gian Nghỉ Ngơi Sau 1 Giờ Tập
01 – 10 tuổi > 20 phút> 15 phút
10 – 20 tuổi > 10 phút> 10 phút
20 – 30 tuổi > 15 phút> 15 phút
30 – 40 tuổi > 20 phút> 20 phút
40 – 45 tuổi > 25 phút> 30 phút
45 – 50 tuổi > 35 phút> 45 phút
50 tuổi trở lên > 40 phút> 80 phút
Chuyện chấn thương trong khi luyện tập võ thuật hoặc chơi 1 môn thể thao nào đó chắc chắn là điều không thể nào tránh khỏi, nhưng các bạn có biết là rất nhiều tai nạn trong khi luyện tập Aikido có thể đã phòng ngừa và bằng cách tìm hiểu rõ nguyên nhân để chúng ta hầu có thể tìm cách đề phòng một cách tích cực hơn. Hầu hết 90% thương tích đều xảy ra trong khi luyện tập không đúng cách và do sai phương pháp khi thực hành.
Một cuộc làm nóng người thành công là làm sao cho thân thể bạn tăng nhiệt tương đương với số nhiệt cao nhất trong thân thể của bạn trong 1-2 giờ tập sắp tới, các cơ bắp của bạn sẽ được co giản tới mức có thể không bị rách khi dùng đến nó, ngoài ra còn tăng nhịp tim hầu đưa khí sạch nhanh đến và đi khắp thân thể.
Làm dẻo người cho thân thể và các khớp, cơ, bắp của bạn có thể có độ chịu đựng cao khi cần dùng đế nó một cách nhanh hơn bình thường, mọi bộ phận của thân thể phải được tập liên tiếp tối thiểu 30 giây để đạt đến mức thích hợp cho các đòn thể cần di chuyển mạnh. Tuy nhiên trước và sau buổi tập luyện Aikido mọi hô hấp phải thật nhẹ nhàng, bắp thịt luôn ở trạng thái tĩnh chứ không động như các cuộc tập luyện của Quyền anh hay Karate hoặc các môn võ thuật thuần cương.
Giảm nhiệt sau khi tập nếu làm đúng cách sẽ đem cho thân thể bạn cảm giác bạn nhẹ nhàng, giúp giảm nhiệt độ thân thể trở lại bình thường (37oC), lọc bớt các thoán khí còn tại phổi, một buổi tấm bằng nuớc ấm ở nhiệt độ trên 30oC sẽ giúp bạn giảm các nhức mõi của các bắp thịt sau khi luyện tập.
Xin trích lược bài viết về cách làm nóng của tác giả Chu Tất Tiến:
Làm nóng từ trên cổ xuống dưới chân, từ phải qua trái.
1-Luyện cổ: Có hai cách luyện cổ: xoay vòng và chuyển động thẳng. Xoay cổ từ phải qua trái 10 lần xong làm ngược lại, từ trái qua phải. (Ðếm thầm trong óc 1, 2, 3,...) Xoay đầu theo vòng tròn dựa trên chiếc trục cổ. Sau đó, hất mạnh đầu qua phải đến hết mức rồi chuyển hướng hất mạnh cổ sang bên trái, cả hai bên chừng 10 lần. Tiếp theo, gập đầu xuống ngực tối đa, xong ngửa cổ lên tối đa, cả hai hướng trên dưới chừng 10 lần. (Thở bình thường.) Theo một số y sĩ chuyên trị đau nhức, thế tập này còn có thể giúp trị bệnh đau tay hay vai gây ra bởi dây thần kinh cổ bị kẹt giữa hai khớp xương cổ.
2-Luyện vai: Thả lỏng vai, tay xuôi theo người, tự xoay hai vai theo vòng tròn từ đằng sau ra đằng trước 10 lần, sau đổi hướng ngược lại, từ trước ra sau.
3-Luyện cổ tay: Lắc cổ tay từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài, mỗi thức 10 lần.
4-Luyện lưng và hông: Ðứng thẳng người, hai tay chống hông, lấy thắt lưng làm trục, tự xoay phần trên thắt lưng theo một vòng tròn từ phải qua trái, từ trái qua phải, mỗi thức 10 lần. Vẫn thở bình thường, nhưng dài hơi hơn.
5-Luyện đầu gối: Hai tay thả lỏng theo thân người, dang chân rộng, lấy chân dưới làm trụ, hơi hướng chân về bên phải, xoay phần trên đầu gối theo vòng tròn từ phải qua trái 10 lần. Chuyển hướng về bên trái, xoay đầu gối từ trái qua phải 10 lần.
6-Luyện bàn chân và ngón chân: Nhấc khẽ một bàn chân lên, xoay bàn chân trên ngón chân, mỗi bên 10 lần. Lưu ý: Tất cả các thế trên đều có thể giúp cho các khớp xương chuyển dịch trơn tru, làm giảm bệnh đau nhức gây ra tại các khớp, nhất là sau một đêm ngủ, các khớp xuơng bị tê cứng.
0 nhận xét: