Côn nhị khúc - nguồn gốc và sức mạnh

Posted at  tháng 11 15, 2019  |  in  Thái-cực-quyền

Côn nhị khúc hay Nunchaku (còn được gọi là côn ly tâm, lưỡng tiết côn) là một binh khí được phát sinh từ đảo Okinawa (hay còn gọi là đảo Xung Thằng) - một đảo nằm ở phía Nam Nhật Bản và cũng là quê hương của môn Karate-Do.

Đảo Okinawa đã luôn trải qua nhiều cuộc chiến đấu nội bộ giữa các bộ tộc bản địa. Năm 1429 vua Sho Hashi thống nhất các lãnh địa ở Okinawa và ban hành một đạo luật cấm đoán mọi việc mang vũ khí đối với tất cả mọi người, trừ quân cận vệ của nhà vua và các quan lại của triều đình nhằm loại trừ các mưu toan bạo động. Vậy là nhân dân Okinawa bị tước mất tất cả các loại vũ khí tự vệ và họ đã tìm cho mình một loại vũ khí mới là võ thuật “Kenbo’’ (tiền thân của Karate-Do sau này). Chưa hết, sang đầu thế kỷ thứ VII Okinawa lại bị Nhật Bản xâm lăng với một chính sách cai trị vô cùng khắc nghiệt, sưu cao thuế nặng. Từ đó đã có nhiều cuộc nổi dậy ở nhiều nơi để chống đối lại triều đình chuyên chế.

Nhà cầm quyền ban một đạo luật tịch thu toàn bộ các loại vũ khí trong nhân dân. Một chiến dịch được mệnh danh là “săn lùng kiếm” đã được tiến hành trên lãnh thổ Okinawa. Người dân, thậm chí là sư sãi cũng có thể bị hành hình do việc tàng trữ vũ khí, dù đó là một lưỡi dao cạo râu! Tất cả những lò rèn ở các làng xóm đều bị đóng cửa, và các công dụng gia đình bằng kim loại đều bị tịch thu. Mỗi làng chỉ có độc nhất một con dao được xích lại ở đầu làng, do lính Nhật canh giữ.

Côn nhị khúc được phát sinh từ thời gian này. Với cây kẹp lúa dùng trong nông nghiệp người dân đã cải tạo thành một binh khí tiện dụng và có thể cất giữ được trong người, có thể qua mắt được lính canh. Ngoài côn nhị khúc còn nhiều dụng cụ nông nghiệp khác cũng được người dân tập luyện & chuyển hóa như một binh khí để chiến đấu chống lại sự đàn áp của chính quyền phong kiến như: côn dùi (bo), liềm cắt lúa (kama), song quái (tonfa), kiếm ngắn (sai)….

Mặt khác, lịch sử võ thuật thế giới cũng đã ghi nhận công lao của Lý Tiểu Long trong việc giới thiệu hình ảnh côn nhị khúc trên phim ảnh. Có lẽ từ đó, côn nhị khúc đã trở thành một binh khí tập luyện phổ biến của những người yêu mến võ thuật cho đến ngày nay.

Vào khoảng tháng 8 năm 1985, môn sinh Lê Lý Thuận ở Tp.HCM đã nghiên cứu, sáng tạo và hệ thống các kỹ thuật côn nhị khúc thành chương trình đào tạo hoàn chỉnh, theo 3 bậc chuyên môn: sơ cấp, trung cấp & nâng cao. Trong những cố gắng hoàn thiện trên, nổi bật nhất là sự sáng tạo 04 kỹ thuật lăn cơ bản đã góp phần đưa côn nhị khúc từ một binh khí thông thường trở thành một môn nghệ thuật thể thao.


Trong các võ phái cổ truyền Việt Nam, có một dụng cụ cũng xuất xứ từ chiếc kẹp lúa và cấu tạo giống hệt nunchaku, tuy vẫn thường thấy có hai thành một dài một ngắn được gọi là thanh mẹ thanh con. Vũ khí này được gọi tên là thiết lĩnh với lối đánh rất gọn, có nguồn gốc từ xa xưa và hiện nay nhiều võ phái xuất phát từ Bình Định vẫn sử dụng.

Điều cần nói thêm ở đây rằng, dù rất có thể chiếc côn nhị khúc đầu tiên không là bản quyền của vùng Okinawa Nhật Bản, nhưng chính tính phổ biến của nó sau này theo sự bành trướng của môn phái Karatedo khắp thế giới, đã khiến cả thế giới chỉ biết đến một tên gọi thuần Nhật – nunchaku của vũ khí này, và côn nhị khúc nghiễm nhiên được thừa nhận nguyên ủy từ quần đảo O
kinawa. Sự phổ biến hình ảnh của Lý Tiểu Long với côn nhị khúc trong tay, mà vũ khí này được họ Lý ưa chuộng và tập luyện nhờ sự chỉ dẫn của một đồng môn Triệt quyền đạo vốn xuất thân ban đầu từ Karate, cũng phần nào khuyếch trương và phổ dụng hóa loại vũ khí này.

Nguồn gốc từ “NUNCHAKU”
Theo võ sư Nguyễn văn Quang, huyền đai đệ tứ đẳng karate, nguyên giám đốc võ đường Champion karate, thì ngày xưa khi phát kiến ra môn Nunchaku (côn nhị khúc), cái tên đó là kết hợp của các chữ sau đây:
N ( Nunchaku) : côn nhị khúc
U ( Unrelengting ) :có nghĩa là cứng rắn vì muốn sử dụng vũ khí này chúng ta phải cương quyết
N ( Nation ) : có nghĩa là quốc gia . Chúng ta phải đoàn kết lại thì mới đạt được sức mạnh to lớn như 2 đầu của côn nhị khúc được nối với nhau bằng sợi dây
C ( care ) : có nghĩa là cẩn thận . chúng ta phải thật cẩn thận khi sử dụng vũ khí này
H ( Holocaust ) : nghĩa là sự phá hủy . nói lên sức công phá mãnh liệt của món vũ khí này
A (Adherance ) : có nghĩa là sự kết chặt . thể hiện sự kết nối chặt chẽ giữa 2 đầu côn với nhau, mang 1 triết lý con người phải gắn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển
K ( karatedo ) : môn võ đầu tiên đưa món vũ khí này vào chương trình giảng dạy và cũng là môn võ có cùng quê hương với món vũ khí này
U ( uniformity ) : nghĩa là sự đồng nhất, muốn sử dụng món vũ khí này thì con người và nunchaku phải hòa hợp thành một

Côn nhị khúc tại Việt Nam
Vào khoảng tháng 8 năm 1985, môn sinh Lê Lý Thuận ở thành phố Hồ Chí Minh đã nghiên cứu, sáng tạo và hệ thống hóa các kỹ thuật côn nhị khúc thành chương trình đào tạo hoàn chỉnh, theo 3 bậc chuyên môn: sơ cấp [1], trung cấp [2] & nâng cao. Trong những cố gắng hoàn thiện trên, nổi bật nhất là sự sáng tạo 04 kỹ thuật lăn cơ bản đã góp phần đưa côn nhị khúc từ một binh khí thông thường trở thành một môn thể thao nghệ thuật.

Ngày 20 tháng 5 năm 2005, Bộ môn Côn nhị khúc của Trung tâm đào tạo Huấn luyện viên võ thuật Việt Nam, gọi tắt là Trung tâm MIC[1] đã thông qua “Luật thi đấu côn nhị khúc” do thầy Lê Rích Tô – giáo viên côn nhị khúc của Trung tâm MIC nghiên cứu xây dựng. Điểm lưu ý của luật này là đã thể thao hóa côn nhị khúc với cả hai dạng thức thi đấu quyền thuật côn nhị khúc và đối kháng côn nhị khúc. Theo luật này, quyền thuật côn nhị khúc là loại hình thi đấu hoàn toàn sáng tạo – riêng biệt của mỗi thí sinh, không có các bài quyền mẫu như hệ thống thi đấu của các môn võ thuật khác.

Cấu tạo
Côn nhị khúc sơ khai là hai thanh tre, gỗ có tiết diện hình tròn hoặc hình chữ nhật, dài bằng nhau và nối với nhau bằng một đoạn dây chắc chắn. Từ dụng cụ sơ khai ban đầu, côn nhị khúc ngày nay có kiểu dáng rất đa dạng với rất nhiều biến thể của hình dạng hai thanh côn: hình tròn, hình nửa tròn, hình lục giác, hình bát giác, hình vuông, hình chữ nhật nhưng thịnh hành nhất là thân côn được tạo các cạnh hình lục giác hoặc bát giác để gia tăng đặc tính sát thương cho vũ khí nhưng vẫn thuận tiện khi sử dụng, không quá sắc cạnh nhưng cũng không quá trơn nhẵn. Hai khúc này thường được làm với chu vi phần đuôi côn (nơi nối dây), nhỏ hơn một chút so với phần đầu côn (nơi cầm trong tay người tập) để khi sử dụng thuận tiện hơn do lực ly tâm không khiến đôi côn tuột văng ra khỏi tay người tập trong những chiêu thức loan côn, múa côn. Chiều dài của mỗi đoạn côn, tùy theo sở thích cá nhân và cấu tạo cơ thể người sử dụng, nhưng thường tối ưu là bằng độ dài cẳng tay người sử dụng tính từ cùi chỏ đến giữa lòng bàn tay (khoảng 25-35 cm). Đường kính thân côn phần đầu (to nhất) khoảng 2,5 đến 3,5 cm; phần đuôi nơi nối dây khoảng 2 đến 3cm.

Chất liệu làm hai thanh côn cũng đa dạng hơn, kim loại (để không bị quá nặng thường làm bằng hai ống kim loại), tre, gỗ, nhưng thịnh hành nhất là côn làm bằng gỗ cứng. Đoạn dây nối hai thanh côn có thể làm bằng dây dù chắc hoặc làm bằng xích sắt mềm bằng cách đục lỗ thẳng xuyên tâm trên bề mặt của đuôi côn, luồn dây xuống cố định vào một hoặc hai lỗ xuyên ngang thân phía đầu côn. Theo kinh nghiệm của nhiều người đã từng sử dụng côn nhị khúc, việc luồn dây xuống qua hai lỗ khiến trọng tâm của côn vững vàng hơn và kiểm soát côn dễ hơn là chỉ luồn dây xuống một lỗ xuyên ngang. Khi kéo hai thanh côn thẳng ra, chiều dài đoạn dây còn lại sau khi đã nối côn tối ưu là bằng 1/2 cho đến dài nhấ
t là bằng chu vi của cổ tay người tập. Dây quá ngắn thì đôi côn không linh động, dây quá dài thì tuy lực đánh mạnh hơn, linh hoạt hơn nhưng việc kiểm soát côn rất khó khăn.

Tập luyện
Biểu diễn côn nhị khúc

Người sử dụng thường cầm sát tay vào thân côn phía đầu, hoặc cách đầu côn khoảng 1-2cm, đôi khi có thể cầm vào giữa thân côn. Các động tác tập luyện phong phú giúp cho người tập làm chủ đôi côn thành thạo. Do khi cầm một thanh côn và tấn công bằng thanh còn lại, sau khi chạm mục tiêu nhận phản lực thanh côn sẽ bật mạnh về sau, nên để không bị “phản tác dụng” khi sử dụng côn nhị khúc đòi hỏi phải khổ luyện. Khổ luyện là một vấn đề, nhưng mà luyện tập cho thân thể mình phản ứng nhanh nhạy, người và côn phải hoà hợp như một. Phải cảm nhận được sự chuyển động của không khí khi côn đánh vào mục tiêu.

Lực đánh của côn nhị khúc rất mạnh ở phía đầu côn do được hỗ trợ bởi lực ly tâm và phản lực trong nhiều đòn thế mà người sử dụng cầm một thanh côn và đánh văng thanh còn lại vào các mục tiêu hiểm trên người đối phương như đầu, mặt, gáy, tay, chân. Tuy nhiên, ngoài những dạng thức dùng côn nhị khúc được tập luyện và sử dụng trong thực chiến rất đa dạng: có thể một tay cầm vào phía đầu một thanh côn, một tay cầm phía đuôi thanh còn lại, giữ thẳng 2 thân côn và tấn công bằng đầu thanh côn phía trên vào các yếu điểm như huyệt đạo, hoặc đỡ, gạt, đập; có thể cầm chập cả hai thanh côn và đánh, đâm, đỡ gạt; có thể hai tay cầm hai thanh côn và dùng đoạn dây ở giữa để xiết cổ, khóa tay, chặn chân đối phương v.v. Tuy nhiên, dù bằng bất cứ hình thức nào, để sử dụng thành thạo côn nhị khúc rất cần khổ luyện bằng các kỹ thuật loan (quay) côn, thu côn, và tập đánh côn trực tiếp lên các dụng cụ cứng như trụ cây, bao cát.

Phân loại kỹ thuật côn nhị khúc
Kỹ thuật sử dụng Côn nhị khúc được phân chia thành các nhóm nhỏ như sau:

Kỹ thuật quay (loan): số 8, vòng tròn, anpha….
Kỹ thuật quật: xéo, dọc, ngang.
Kỹ thuật chuyền: có 8 động tác cơ bản & 32 biến thể: chuyền trước, sau, đổi tay, qua hông, qua cổ.
Kỹ thuật lăn: có 4 động tác lăn cơ bản & vô số các bài tập phối hợp khác (Đây là nhóm kỹ thuật có xuất xứ đầu tiên tại Việt Nam).
Nhóm các tư thế thủ, cận chiến (bật, ném,…) & kỹ thuật sử dụng 2, 3 côn nhị khúc cùng lúc hoặc luân phiên.
Ngoài ra, trong các bài tập phối hợp & nâng cao còn có nhóm các kỹ thuật lia côn nhị khúc, tung côn nhị khúc lên không trung, kỹ thuật điều khiển côn nhị khúc bằng cổ tay, lăn hoặc chuyển hướng côn nhị khúc trên các ngón tay.

Sau giai đoạn tập luyện cơ bản (bậc sơ cấp), người yêu thích côn nhị khúc sẽ tiếp tục học lên cao. Khác hẳn với các môn võ thuật hoặc binh khí khác, việc giảng dạy nâng cao này không tập trung vào việc huấn luyện các đòn thế mà chủ yếu tập trung vào việc hướng dẫn cho môn sinh các CÔNG THỨC sáng tạo đòn thế mới. Từ 1 vài đòn tiêu biểu, sau khi thấm nhuần CÔNG THỨC ấy, môn sinh có thể khai sáng & phối hợp ra vô số các đòn thế khác, mới lạ hơn, đẹp mắt hơn….. (Hiện nay, tại Bộ môn côn nhị khúc của Trung tâm Đào tạo HLV Võ thuật Việt Nam, & từ năm 1985 đến nay, trong hơn 2.000 người đã tập luyện, chưa có 1 môn sinh nào khẳng định “Đã tập luyện được tất cả các kỹ thuật côn nhị khúc theo phân loại như trên!”. Điều đó cho thấy, kỹ thuật sử dụng côn nhị khúc tại Việt Nam ngày nay đã phát triển thiên biến vạn hóa, cả về số lượng & độ khó của các đòn thế.

Một số nguyên tắc khi sử dụng côn nhị khúc
Nguyên tắc Nhất thể: Đây là nguyên tắc quan trọng nhất khi sử dụng côn nhị khúc. Theo đó, côn và người sử dụng nó phải hòa nhập thành 1. Côn nhị khúc là sự (phương tiện) nối dài của cánh tay. Sự hợp nhất này giúp tăng cường khả năng kiểm soát và điều khiển côn theo ý muốn của người sử dụng.
Nguyên tắc âm dương: côn nhị khúc là 1 binh khí thể hiện cả sự vận hành của nguyên tắc (triết lý, tư tưởng) âm dương khi sử dụng. Điều quan trọng là người sử dụng tìm ra sự giao hòa âm dương (thả lỏng & trương cơ) trong tất cả các chiêu thức mà mình đã tập luyện. (Nếu chưa phát hiện được điều này sẽ làm người tập rất mau mệt mỏi – vì phải trương cơ liên tục).
Nguyên tắc cương quyết & dứt khoát: Trong mọi kỹ thuật của côn nhị khúc đều yêu cầu người sử dụng chúng phải thực hiện động tác ấy thật cương quyết và dứt khoát. Điều này làm tăng tính mạnh mẽ trong kỹ thuật & thần khí khi thực hiện các bài tập luyện về côn nhị khúc.
Nguyên tắc Đẳng thế: Như trên đã nói, côn nhị khúc là sự nối dài của cánh tay, do đó, việc sử dụng đôi tay thuần thục không có nghĩa là trọng tâm cơ thể (vùng rốn) phải trồi sụt, lắc lư. Tương tự như bộ môn khiêu vũ, hông & vai người sử dụng côn nhị khúc phải thẳng, không được uốn éo, nhấp nhô. Vi phạm nguyên tắc này, bên cạnh việc vi phạm nguyên tắc “nhất thể”, nó còn làm cho người xem có cảm giác mệt mỏi, làm mất tính thẩm mỹ và nghệ thuật của côn nhị khúc.
Ngoài ra, người sử dụng côn nhị khúc còn phải lưu ý đến một số nguyên tắc của vật lý học như lực ly tâm (cánh tay đòn), phản lực; điểm tập trung lực, sự hợp lực, sự triệt tiêu lực và tính liên hoàn, nguyên tắc khống chế côn nhị khúc, phương pháp xử lý khi va chạm côn nhị khúc trong tập luyện và thi đấu.

SHARE.

Share this post

About Naveed Iqbal

Nulla sagittis convallis arcu. Sed sed nunc. Curabitur consequat. Quisque metus enim venenatis fermentum mollis. Duis vulputate elit in elit. Follow him on Google+.

2 nhận xét:

About-Privacy Policy-Contact us
Copyright © 2013 Võ thuật Cổ Truyền - Võ Cổ Truyền Việt Nam - tin tức liên đoàn Võ thuật cổ truyền. Distributed By Võ thuật cổ truyền Việt Nam | https://banhngot.vn by https://banhngot.vn/
Proudly Powered by Võ Cổ truyền Việt Nam Phát triển xây dựng nội sung Bánh ngọtViệt Nam Bánh kem Hương vị Việt #banhngotvn Xem nhiều mẫu bánh sinh nhật võ thuật
back to top