Lịch sử võ thuật cổ truyền - các môn phái

Posted at  tháng 11 11, 2019  |  in  Lịch-sử-võ-thuật

Võ cổ truyền Việt Nam dùng để chỉ những hệ phái võ thuật lưu truyền trong suốt trường kỳ lịch sử của dân tộc Việt Nam, được người Việt sáng tạo và bồi đắp qua nhiều thế hệ, hình thành nên kho tàng những đòn, thế, bài quyền, bài binh khí, kỹ thuật chiến đấu đặc thù. Với những kỹ pháp võ thuật này, người Việt Nam đã dựng nước, mở mang và bảo vệ đất nước suốt trong quá trình lịch sử Việt Nam.
Về danh xưng "Võ cổ truyền Việt Nam", theo võ sư Võ Kiểu, nguyên tổng thư ký Liên đoàn Quyền thuật miền Trung: "Võ ta đã gắn bó với dân tộc ta từ hàng ngàn năm qua, nó mang một vẻ đẹp không môn phái nào trên thế giới có được, nó không chỉ là một môn võ phòng thân, chống lại bao giặc thù hàng ngàn năm qua mà còn là một lối sống, một nhân sinh quan, một tư tưởng vô cùng quan trọng trong hệ thống tư tưởng Việt Nam. Đánh mất tên gọi "võ ta", là chúng ta đã vô tình đánh mất luôn cả cái hệ tư tưởng Việt Nam quý giá ẩn chứa trong môn võ vô cùng đẹp này!" Võ sư Võ Kiểu còn cho rằng việc thay thế danh xưng "Võ Ta" bằng tên gọi "võ cổ truyền Việt Nam"có thể "vô tình đánh mất luôn cả hệ tư tưởng Việt Nam quý giá ẩn chứa" trong môn võ đẹp này."
Võ cổ truyền Việt Nam dùng để chỉ những hệ phái võ thuật lưu truyền trong suốt trường kỳ lịch sử của dân tộc Việt Nam, được người Việt sáng tạo và bồi đắp qua nhiều thế hệ, hình thành nên kho tàng những đòn, thế, bài quyền, bài binh khí, kỹ thuật chiến đấu đặc thù. Với những kỹ pháp võ thuật này, người Việt Nam đã dựng nước, mở mang và bảo vệ đất nước suốt trong quá trình lịch sử Việt Nam.


Về danh xưng “Võ cổ truyền Việt Nam”, theo võ sư Võ Kiểu nguyên tổng thư ký liên đoàn Quyền thuật miền Trung trước 1975: “Võ ta đã gắn bó với dân tộc ta từ hàng ngàn năm qua, nó mang một vẻ đẹp không môn phái nào trên thế giới có được, nó không chỉ là một môn võ phòng thân, chống lại bao giặc thù hàng ngàn năm qua mà còn là một lối sống, một nhân sinh quan, một tư tưởng vô cùng quan trọng trong hệ thống tư tưởng Việt Nam. Đánh mất tên gọi “võ ta”, là chúng ta đã vô tình đánh mất luôn cả cái hệ tư tưởng Việt Nam quý giá ẩn chứa trong môn võ vô cùng đẹp này!” Võ sư Võ Kiểu còn cho rằng việc thay thế danh xưng “Võ Ta” bằng tên gọi “võ cổ truyền Việt Nam”có thể “vô tình đánh mất luôn cả hệ tư tưởng Việt Nam quý giá ẩn chứa” trong môn võ đẹp này.

15 16 28 46 958 Lịch sử Võ cổ truyền

Lịch sử
Tại Việt Nam, thời Pháp mới chiếm Việt Nam, các hệ phái võ thuật cổ truyền bị thực dân Pháp cấm lưu hành vì những người đứng đầu các phong trào khởi nghĩa chống Pháp đều là người giỏi võ Việt Nam. Khoảng năm 1925, võ cổ truyền Việt Nam được khôi phục song song với các môn võ ngoại quốc khác được đưa vào Việt Nam, như: Quyền Anh (Boxing, Boxe), Thiếu Lâm (Shaolin)…

Trong giai đoạn này, nhiều võ sư huyền thoại đã để lại danh tiếng: toàn quốc Việt Nam, trước năm 1945, ai cũng nghe danh Tứ Đại Võ Sư là Bái Mùa Cát Quế, đào tạo vô số thanh niên yêu nước sẵn sàng bảo vệ quê hương mến yêu và phụng sự dân tộc, tạo truyền thống thượng võ lan rộng khắp năm châu. Sau năm 1945, cụ Quế có các cao đồ là Sư Tổ Nguyễn văn Quý và Trưởng Tràng là Võ Sư Đặng văn Hinh, kế tiếp là Võ Sư kiêm Giáo Sư Tiến Sĩ Đặng Quang Lương, Chưởng Môn võ phái Việt Đạo Quán trên toàn lãnh thổ Việt Nam, đến năm 1975 được bổ nhiệm làm Chưởng Môn Việt Đạo Quán Thế Giới; 3 võ sư còn lại trong 4 đại danh sư kể trên được mệnh danh là “Tam Nhựt” gồm: Hàn Bái, Bá Cát, Bảy Mùa vì có công lớn trong việc khôi phục truyền thống võ Việt Nam trong thời gian này. Mãi đến khi Pháp rời khỏi Việt Nam, chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam Việt Nam đã tiếp tục duy trì sự phục hồi võ Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Tổng cuộc Quyền thuật Việt Nam ( VABA ),và Tổng Hội Võ Sư Nghiên Cứu Và Phổ Biến Võ Học Việt Nam, gọi tắt là Tổng Hội Võ Học Việt Nam. Ba võ sư có công lớn trong giai đoạn này là: Trương Thanh Đăng, sư tổ của võ phái Bình Định Sa Long Cương, Quách Văn Kế và Vũ Bá Oai (được mệnh danh là “Tam Nguyệt”) tiếp nối việc khôi phục và phát triển võ Việt Nam.

Tuy nhiên, tại miền Nam Việt Nam, từ năm 1960 đến năm 1963, Ngô Đình Diệm lại tiếp tục cấm các đoàn võ thuật phát triển (trong đó có võ Việt Nam), vì năm 1960, trong lực lượng tham gia đảo chính Ngô Đình Diệm thất bại có đoàn võ sĩ Nhu đạo do võ sư Phạm Lợi chỉ huy. Năm 1964, võ thuật được tiếp tục hoạt động, trong đó có võ Việt Nam. Trong giai đoạn này, võ thuật Việt Nam đã lớn mạnh, sánh vai ngang hàng với võ thuật các nước trong khu vực, như: Thái Lan, Indonesia, Hồng Kông, Đài Loan, Lào, Campuchia… Nhiều võ sĩ Việt Nam đã chiến thắng vẻ vang trước nhà vô địch của các nước bạn trong trong khu vực. Bốn võ sư đã có công đào tạo nhiều võ sĩ ưu tú cho làng quyền thuật Việt Nam, nhất là đào tạo nhiều võ sĩ giỏi đại diện cho màu cờ sắc áo Việt Nam chiến thắng vẻ vang nhiều nhà vô địch của các nước bạn, chính là: Từ Thiện Hồ Văn Lành, Trần Xil, Xuân Bình và Lý Huỳnh. Bốn võ sư này đã được Tổng Nha Thanh Niên trao tặng Bằng Khen về các thành tích vẻ vang cho đất nước, và từ đó, giới võ thuật gọi bốn võ sư này là “Tứ Tú” (bốn ngôi sao sáng), nối tiếp “Tam Nhựt” (ba mặt trời) và “Tam Nguyệt” (ba mặt trăng) trong việc khôi phục và phát huy truyền thống võ thuật Việt Nam.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, do tình hình trật tự an ninh còn hỗn loạn, võ thuật Việt Nam tạm ngừng phát triển một thời gian. Năm 1979, nhân sự kiện quân đội Trung Quốc và quân đội Khmer đỏ tấn công Việt Nam, nhà nước Việt Nam đã cho khôi phục hoạt động võ thuật, trong đó có võ thuật cổ truyền Việt Nam, để tập hợp thanh niên rèn luyện tinh thần bất khuất sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Sau đó, các Liên đoàn võ thuật hình thành để quản lý phong trào võ thuật, trong đó có Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam hình thành năm 1991. Tuy nhiên, do nhiều lý do, từ đó cho đến năm 2007, võ thuật Việt Nam vẫn chưa được nhà nước Việt Nam quan tâm phát triển như những môn võ thuật có thi đấu quốc tế như: Taekwondo, Judo, Karatedo, Wushu, Pencak silat, Boxing, Vovinam…

Đặc điểm
Võ thuật cổ truyền Việt Nam thể hiện một số đặc điểm:

Thường là võ trận, sử dụng trong trận mạc, chiến đấu chống ngoại xâm, chinh phục thiên nhiên hoang dã, chống trả và săn bắt hổ, lợn rừng, bảo vệ nhà cửa, làng xóm, chống trộm cướp.
Thích hợp với nhiều loại địa hình.
Thực dụng, linh hoạt.
Dĩ công vi thủ, dĩ nhu chế cương, dĩ đoản chế trường.
Các bài quyền đều có lời thiệu bằng thơ, phú
Muốn luyện thành thạo phải luyện với thiên nhiên nơi có khí trong lành, để tăng khí công trong người, khi đó ra đòn sẽ mạnh hơn.
Một số hệ phái võ thuật cổ truyền Việt Nam
Miền Bắc
Hoàng quyền
Nhất Nam (võ Hét)
Võ Vật Liễu Đôi
Thăng Long Võ Đạo
Nam Hồng Sơn
Thanh Phong Võ Đạo
Miền Trung
Tây Sơn Võ Đạo
Bình Thái Đạo
Áo Vải
Miền Nam
Bạch Hổ Võ Phái
Tân Khánh Bà Trà
Kim Kê
Thanh Long Võ Đạo
Tiên Long Quyền Đạo
Bình Định Sa Long Cương
Trúc Lâm Thái Hư
Việt Đạo Quán
Tây Sơn Bình Định
Hóa Quyền Đạo [2]
Hải ngoại
Sơn Long Quyền Thuật
Võ Thuật Văn Võ Đạo
Phượng Long Võ Đạo
Nam Hổ Quyền
Hoa Long Võ Đạo
Tinh Võ Nam Hải
Võ Khí Thuật
Thiếu Hổ
Văn Long Võ Đường
Minh Tâm Võ Đạo
Trường Bạch Long
Võ Kinh Vạn Nam Phái
Thủy Pháp
Cây Lau Võ Đường
Minh Long Tây Sơn Võ Đạo [3]
Việt Đạo Quán Thế Giới [4]
Qwankido (Quán Khí Đạo)
Việt Võ Đạo
Đầu thế kỷ 19, người ta bắt đầu chú ý đến tác dụng của võ thuật cổ truyền trong việc rèn luyện sức khoẻ vì mục đích dưỡng sinh, trường thọ. Điều đó có nghĩa là đã đến lúc người ta hiểu ra rằng, võ thuật ra đời không chỉ để cho con người có công cụ đấu tranh chống lại thú dữ và kẻ thù bên ngoài mà còn để giúp họ chống lại kẻ thù bên trong cơ thể là bệnh tật.

Tại Trung quốc, nguyên thuỷ môn Thái Cực Quyền là võ thuật chiến đấu, tương truyền có từ thời Trương Tam Phong (vào khoảng thế kỷ thứ 12) hoặc Vương Tông Nhạc (1733-1795), đã được lưu truyền bởi năm dòng họ (Trần, Dương, Vũ, Ngô, Tôn ). Riêng Thái Cực Quyền của dòng họ Dương, khởi nguồn từ Dương Lộ Thiền (1799-1872) và truyền đến Dương Thủ Trung (1010-1985) thì đến năm 1956 được Trung Hoa Quốc Gia Thể Uỷ của Trung Quốc giản hoá thành bài quyền hoàn toàn vì mục đích tập luyện dưỡng sinh, được gọi là "Bắc Kinh 24 thức Thái Cực Quyền ". Chẳng bao lâu sau, bài võ dưỡng sinh Thái Cực Quyền này ngày càng được đông đảo các võ sư và người chưa từng tập võ theo tập. Các bài võ dưỡng sinh tiếp theo như Thái Cực Kiếm, Thái Cực Đao, Thái Cực Thương, Đơn phiến, Song phiến... tiếp tục ra đời do được biên soạn từ các bài võ cổ truyền Trung Quốc, đã cùng với bài Bắc Kinh 24 thức Thái Cực Quyền được phổ biến ra nhiều nước trên thế giới.

Năm 1983 được chọn là "Năm quốc tế người già" đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam có mục đích dùng Võ hỗ trợ cho Y để phòng chống bệnh tật, phục hồi sức khoẻ đồng thời dùng y học hiện đại và y học cổ truyền lý giải cơ sở khoa học của các động tác kỹ thuật và những hình thức vận động võ thuật nhằm đạt được yêu cầu dưỡng sinh. Người ta nói rằng, từ đây võ thuật công khai xác định đối thủ cần đánh bại là bệnh tật và phong trào tập luyện đẩy lùi bệnh tật được gọi là "Y Võ dưỡng sinh"

Hiệu ứng rõ nhất của phong trào Y Võ dưỡng sinh nói trên là sự xuất hiện và lan rộng rất nhanh của phong trào tập bài võ dưỡng sinh cổ truyền có tên Thái Cực Trường Sinh, do ông Song Tùng khởi xướng vào năm 1986 ở miền Bắc .

Theo tài liệu phổ biến của Trung tâm Trường Sinh Đạo (từ năm 1995 chuyển thành trung tâm trực thuộc UNESCO Việt Nam) thì ông Song Tùng lúc 33 tuổi, cơ thể ốm yếu do mang một số bệnh tật, đã được người cậu ruột là ông Hoàng Đình Thực (quê Nghệ Tĩnh) dạy bài võ gia truyền Thái Cực Trường Sinh để chữa bệnh. Tài liệu này khẳng định Thái Cực Trường Sinh là một bài võ cổ truyền có tính dân tộc: "Hơn nửa tháng ở quê nhà, cụ Thực ân cần chỉ dẫn cho học trò Song Tùng cách chạy chữa bằng phép luyện quyền thuật. Võ thuật là rèn luyện thể lực, ứng phó trong mọi tình huống. Luyện hình của bài này là quyền thuật, nhưng khác quyền thuật ở chỗ động tác của bài này chỉ là phương tiện để đạt được đạo. Ai có cơ duyên, đạo sẽ đến. Đạo ở đây là "võ đạo"".

Theo ý kiến của cụ Song Tùng: "đây là bài Thái Cực Quyền kết hợp với luyện Thiền từ Trung Quốc và Yoga của Ấn Độ truyền bá sang Việt Nam, được cha ông chúng ta "Việt hóa"".

Càng ngày người ta càng khẳng định tác dụng phòng ngừa và chữa bệnh của võ thuật, đặc biệt là võ cổ truyền, và bắt tay vào việc khai thác để ứng dụng trong tập dưỡng sinh. Ngày nay đất nước chúng ta có hằng triệu người, kể cả những người còn trẻ, mang nhiều bệnh mãn tính chạy chữa bằng thuốc đông, tây y nhiều năm không có kết quả. Hằng năm phải tốn cả triệu mỹ kim nhập thuốc an thần, trấn thống cũng chỉ giúp người bệnh tạm thời vượt qua cơn đau thể xác chớ không chữa khỏi bệnh tật.

Những bệnh mãn tính ngày càng phát triển này thường là:

- Loãng xương, thoái hoá cột sống, thoát vị đĩa đệm dẫn đến tê, bại tay, chân, đau nhức vai, gáy, đau nhức thần kinh toạ,

- Mất ngủ dẫn đến suy nhược thần kinh, giảm khả năng làm việc,

- Tăng huyết áp kéo dài dẫn đến tai biến mạch máu não, suy tim, hại thận, tiểu đường, nhồi máu cơ tim, đột quị.

Nguồn gốc của các bệnh mãn tính trên đều có thể giải quyết triệt để bằng việc tập luyện quyền thuật võ cổ truyền theo những nguyên tắc nhất định. Những nguyên tắc đó là:

1. Thực hành chính xác kỹ thuật vận động đòn, thế, theo cơ cấu kiến thiết bài quyền để giải toả những bế tắc về mặt cơ học,

2. Áp dụng phương pháp tập luyện hoà hoãn, cương nhu phối triển và lấy nhu làm chủ đạo, để điều chỉnh theo hướng tích cực hoạt động của hệ thần kinh.

3. Tập trung cao độ ý chí vào việc ghi nhớ, dẫn dắt động tác nhằm tạo ra sự hưng phấn tinh thần để đưa hoạt động huyết mạch vào tình trạng ức chế có lợi cho hoạt động của bộ máy tuần hoàn, hạ thấp huyết áp, giải toả căng thẳng thần kinh, căng cứng cơ bắp (stress), khôi phục trí nhớ.

4. Hít sâu, thở hết và luân chuyển khí có mục tiêu nhưng tự nhiên, thoải mái để bồi bổ dưỡng khí (oxy) cho máu, thải thoát thán khí (carbonic) ra khỏi máu, gia tăng sự vận động thuận lợi của hoạt động nội tạng và các tuyến nội tiết.

Trong những bài quyền võ cổ truyền Việt Nam (trước đây gọi là "Võ Ta") có một số bài, đặc biệt có tác dụng rất lớn trong việc phòng ngừa và chữa trị các bệnh mãn tính trên như:

- Xà quyền (đối với các bệnh về cột sống, loãng xương),

- Phụng Hoàng quyền (đối với các bệnh về thần kinh, rèn luyện phần tiền đình não, làm giảm nguy cơ mất thăng bằng, chóng mặt, ngã té ở người lớn tuổi),

- Hổ quyền (đối với các bệnh về khớp, duy trì sự cường tráng của cơ thể)

- Hầu quyền (đối với các bệnh lão hoá về ngũ giác quan và tăng phản ứng nhanh cho mọi lứa tuổi)

Chính vì vậy, Võ thuật cổ truyền Việt Nam có vai trò rất lớn trong phép tập dưỡng sinh. Cần xây dựng môn Võ dưỡng sinh (L' Art marcial de conserver la sante') thuần tuý dân tộc, trên cơ sở khai thác các yếu tố vừa là Y thuật vừa là Võ học trong các bài quyền Võ cổ truyền Việt Nam, nhằm giúp cho người tập luyện có cuộc sống khoẻ mạnh, vui tươi, phòng tránh bệnh tật và kéo dài tuổi thọ trong sự an lạc.

Kết thúc bài này, người viết xin mượn mấy câu thơ nhắn gởi của một ai đó trên "mạng" để tặng bạn đọc:

“Khuôn vàng, thước ngọc người xưa

Lưu truyền hậu thế vẫn chưa phai mờ

Khuyên người chớ có thờ ơ

Theo đó tập luyện đừng chờ đợi chi”

Share this post

About Naveed Iqbal

Nulla sagittis convallis arcu. Sed sed nunc. Curabitur consequat. Quisque metus enim venenatis fermentum mollis. Duis vulputate elit in elit. Follow him on Google+.

0 nhận xét:

About-Privacy Policy-Contact us
Copyright © 2013 Võ thuật Cổ Truyền - Võ Cổ Truyền Việt Nam - tin tức liên đoàn Võ thuật cổ truyền. Distributed By Võ thuật cổ truyền Việt Nam | Blogger Template by Trung Đức
Proudly Powered by Võ Cổ truyền Việt Nam Phát triển xây dựng nội sung Bánh ngọtViệt Nam Bánh kem Hương vị Việt #banhngotvn Xem nhiều mẫu bánh sinh nhật võ thuật
back to top