Môn phái Nam Hồng Sơn được sáng lập bởi võ sư Nguyễn Văn Tỵ, hay còn gọi là Nguyễn Tỵ. Võ sư Nguyễn Tỵ, sinh quán tại Hà Nội và đã hơn 60 tuổi, vốn là con của cố lão võ sư Nguyễn Văn Tộ, tức Sáu Tộ, người từng nức tiếng giỏi võ Ta lẫn võ Tàu tại Hà Thành và là bạn của các bậc tiền bối võ thuật Việt Nam như: Ba Cát, Hàn Bái, Cử Tốn…
Trưởng môn phái
- Võ sư cao cấp Nguyễn Tỵ
Ông sinh năm 1937, là Trưởng nam của cố võ sư Nguyễn Nguyên Tộ (tức Sáu Tộ - người sáng lập ra võ phái Nam Hồng Sơn), võ sư Nguyễn Văn Tỵ từ năm lên 9 tuổi đã được cha truyền dạy võ. Vào năm 1954, khi ông lên tuổi 17, ông đã dạy lớp võ đầu tiên để tự vệ quê nhà tại làng Văn Hội, huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội.
Về đến đầu làng Đa Sỹ, nói đến võ cổ truyền thì không ai là không biết đến Võ sư Nguyễn Văn Tỵ, người đã từng tham gia huấn luyện kỹ năng chiến đấu tự vệ cho chiến sỹ đặc công thời kỳ chống Pháp và cũng là người thày dạy võ tại làng Đa Sỹ.
Thời kỳ đó, võ cổ truyền chưa phát triển rộng rãi, chủ yếu là truyền dạy trong thôn xóm cho những người có đam mê, lớp học trò của ông qua thời gian tập luyện rất ngắn đã có đủ bản lĩnh để chống lại những toán cướp đi ngang qua làng và tham gia diệt địch trong kháng chiến. Cuộc đời và sự nghiệp hoạt động võ thuật của ông được nhà sưu tầm lịch sử Trịnh Quốc Hoàn ghi chép lại trong cuốn sách “Việc làng” xuất bản năm 2008.
Hiện nay, kỷ vật của Võ sư Nguyễn Văn Tỵ là 2 thanh kiếm cổ mà ông dùng để dạy võ từ những năm 1937, được trao lại cho Võ sư Nguyễn Văn Hải lưu giữ và kế thừa, phát triển truyền thống võ cổ truyền của cha ông.
Năm 2014, Võ sư Nguyễn Văn Hải tham gia hoạt động tại Trung tâm UNESCO phát triển Văn hóa và Thể thao, thành lập Võ đường Thiếu Lâm Sơn Hải, tổ chức các lớp dạy võ tại Chùa Trấn Quốc, Thị trấn Chúc Sơn, Thanh Trì… nhằm truyền sự say mê cho nhưng người đam mê võ thuật cổ truyền, nhiều lớp võ sinh là thiếu nhi đã tham gia biểu diễn nhân dịp các ngày lễ lớn, được đông đảo mọi người cổ vũ, ngợi khen, tích cực góp phần hòa nhịp với chủ trương bảo tồn và phát triển võ cổ truyền Việt Nam.
Năm 2018, Võ sư Nguyễn Văn Hải tổ chức dạy võ cho người cao tuổi đam mê võ cổ truyền vào các buổi sáng trong tuần tại Quốc Tử Giám, các võ sinh tuy tuổi cao, có người đã ngoài 70 tuổi nhưng tích cực luyện tập nhằm mục đích nâng cao thể lực, rèn luyện sức khỏe và làm gương cho lớp trẻ noi theo. Đặc biệt có võ sinh là người khuyết tật, hỏng cả 2 mắt nhưng cũng có thể biểu diễn thuần thục được một bài quyền. Nhân dịp tổ chức các hoạt động kỷ niệm 10 năm thành lập của Trung tâm UNESCO, lớp võ người cao tuổi của Võ đường Thiếu Lâm Sơn Hải đã tham gia biểu diễn, được Ban Tổ chức ghi nhận và đánh giá cao.
Những hoạt động trên của Võ đường Thiếu Lâm Sơn Hải đã tham gia góp phần bảo tồn, gìn giữ, nêu cao tinh thần thượng võ của dân tộc, có những đóng góp thiết thực và làm cho các hoạt động văn hóa, thể thao của Trung tâm UNESCO ngày càng phong phú và phát triển mạnh.
Bước sang năm mới 2019 - Xuân Kỷ Hợi, xin kính chúc Trung tâm UNESCO phát triển Văn hóa và Thể thao, chúc các Câu lạc bộ võ thuật cùng các môn sinh và những người yêu võ cổ truyền có nhiều sức khỏe, hạnh phúc, thành công./.
Võ sư: Nguyễn Văn Hải
Trưởng môn phái Nam Hồng Sơn - Võ sư cao cấp: Nguyễn Tỵ (áo vàng)
Trong thời gian chiến tranh chống Mỹ, võ sư Nguyễn Văn Tỵ phải gác võ thuật sang một bên và bước sang lĩnh vực đàn guitar, suốt từ năm 1957 đến năm 1984.
Từ năm 1984, phong trào võ thuật thủ đô được khôi phục, võ sư Nguyễn Văn Tỵ vừa dạy đàn vừa dạy võ. Sau khi Nguyễn Nguyên Tộ mất, kế thừa di huấn của ông, Nguyễn Văn Tỵ đã đưa Nam Hồng Sơn đến với thanh niên Hà Nội, Hà Tây, với hàng ngàn thanh niên tham gia trong đó có nhiều người nước ngoài. Tại các kỳ hội diễn võ thuật cổ truyền, môn phái Nam Hồng Sơn có nhiều tiết mục đặc sắc, có chất lượng và giành được nhiều thứ hạng cao. Nhiều người kế tục môn phái đã trở thành võ sư, huấn luyện viên tài năng...
Võ sư Nguyễn Tỵ đã được bố truyền dạy võ nghệ từ năm lên 9, và lúc trai trẻ ông cũng từng dạy võ cho thanh niên tại làng Văn Hội (Thường Tín, Hà Đông). Ngoài ra ông còn là một trong những “cây guitar” sáng chói của đất Hà Thành.
Từ năm 1984 trở lại đây, phong trào võ thuật Hà Nội được khôi phục, võ sư Nguyễn Tỵ vừa dạy đàn, vừa dạy võ. Trên lãnh vực võ thuật, trong hơn 10 năm, ông đã mở nhiều lớp dạy võ tại Hà Nội, Hà Tây với danh xưng môn phái là Nam Hồng Sơn, đồng thời đào tạo được nhiều lực lượng kế thừa có uy danh trong làng võ xứ Bắc.
Về mặt kỹ thuật, võ sư Nguyễn Tỵ vẫn trung thành với chương trình giảng dạy của cha ông sử dụng lúc sinh thời. Ba năm đầu dành cho việc luyện tập võ Tàu gồm: tấn pháp, đòn thế, Long hổ quyền, Tứ lộ đoản quyền, Thảo mã quyền, Thượng vũ quyền, Hồng côn, Tề mi côn, Quý châu kiếm, Liên hoa độc kiếm, Liên hoa song kiếm…
Những năm tiếp theo dành cho việc luyện tập võ Ta, với các bài như: Lão mai, Ngọc trản, Đao xung thiên… Cuối cùng là phần tập luyện khí công và nội công. Võ phục môn phái Nam Hồng Sơn màu đen, đai đẳng gồm 7 màu cấu tạo nên ánh sáng, theo thứ tự từ thấp lên cao là: đen, xanh, chàm, tím, cam, vàng và đỏ. Riêng đai đỏ dành cho HLV thì chia làm 3 cấp: nhất đẳng, nhị đẳng và tam đẳng.
Song song với việc dạy võ, võ sư Nguyễn Tỵ vẫn đang dạy đàn guitar tại nhà riêng ở số 67, đường Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Đối với võ sư Nguyễn Tỵ, võ nghệ và âm nhạc tuy là hai loại hình văn hóa khác nhau, nhưng tựu trung chỉ là một, bởi cả hai thứ đều cùng là nghệ thuật cả!
0 nhận xét: