Một thuyết nữa lại bổ sung vào thuyết trên cho rằng Giác Nguyên sau đó đã truyền lại bảy mươi hai thế quyền này cho Bạch Ngọc Phong, sau đó cũng là một tăng nhân của Thiếu Lâm tự. Bạch Ngọc Phong đã dựa vào các thế quyền này kết hợp với các bài tập Ngũ Cầm Hí là những bài tập khí công của Y Sư Hoa Đà thời Tam Quốc, và Bát Đoạn Cẩm mà khai triển thành Ngũ Hình Quyền sơ khai gồm Long, Xà, Hổ, Báo, Hạc mà những đường quyền này đến nay cũng chẳng biết nguồn gốc ra sao nữa.
Chỉ có tài liệu Thập Bát La Hán Quyền của Lạc Việt viết đúng chi tiết rằng Bạch Ngọc Phong sáng tác Ngũ Hình Quyền vào thời nhà Nguyên nhưng lại dựa trên cơ sở nền tảng của La Hán Thập Bát Thủ do Giác Viễn một thiền sư của Thiếu Lâm tự Tung Sơn Hà Nam sống vào cuối thời nhà Nguyên và đầu thời kỳ nhà Minh. Sau này trên một số tạp chí chuyên san võ thuật in trước và sau 1975 tại Sài Gòn võ sư Đoàn Tâm Ảnh có lên tiếng giải thích là mười tám đường quyền La Hán trên là do ông soạn ra và phổ biến vào những năm 1960 tại Sài Gòn. Trong khi đó tài liệu Quyền Phổ Thiếu Lâm được viết ngay tại chùa Thiếu Lâm Tung Sơn viết rất rõ rằng Giác Viễn Thượng Nhân sống vào thời kỳ nhà Tống là thời kỳ mà các bộ môn quyền thuật của Thiếu Lâm phát triển mạnh mẽ từ sau sự kiện Triệu Khuông Dẫn sáng tác bài Thái Tổ Trường Quyền (Xem thêm Thiếu Lâm Bách Khoa Toàn Thư).
Trở lại câu chuyện chùa Thiếu Lâm.
Có một câu chuyện có thật mà đến nay dấu tích vẫn còn tại chùa là câu chuyện vị Thiền Tăng Đàm Tông dẫn đầu mười ba vị tăng nhân Thiếu Lâm Tự giúp Lý Thế Dân (sau này trở thành vua Đường Thái Tông) dẹp loạn Vương Thế Sung làm rạng ngời uy phong Thiếu Lâm quyền.
0 nhận xét: