Võ sư Trần Tiến tinh hoa võ thuật Thiếu Lâm nội gia đánh bại võ sĩ hộ Pháp Tiểu Lâm Xung

Posted at  tháng 11 13, 2019  |  in  Nhân-vật-võ-thuật

Võ sư Trần Tiến sinh ngày 04 tháng 02 năm 1911 (Tân Hợi) tại Cầu Vòng, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Năm 1913, cụ Hoàng Hoa Thám qua đời, nghĩa quân tan rã; ông nội và bố mẹ Trần Tiến phải thay tên đổi họ, lẩn tránh về thị xã Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng. Tại đây, Trần Tiến được bố khai sinh lại: ngày 04.02.1913. Sinh trưởng trong gia đình có truyền thống võ nghệ, Trần Tiến được ông nội khai tâm võ học lúc 10 tuổi. Hai năm sau, ông Trần Tiến qua đời, Trần Tiến được thân phụ truyền dạy tiếp. Từ 15-20 tuổi, Trần Tiến học Thiếu Lâm với thầy Lý Giang Nam – quê ở Phúc Kiến (Trung Quốc), chạy sang Hải Phòng lánh nạn. Những năm sau, Trần Tiến tập Nhu thuật cùng ông Tanabe (Nhật), Judo với ông Karachi (Nhật) và luyện cả quyền Anh cùng võ sĩ Lafleur (người Pháp gốc Phi).Tuổi thanh niên sôi nổi lại biết võ nghệ, Trần Tiến đã tham gia nhiều cuộc so tài về roi và kiếm ở miền Bắc trong 6 tháng đầu năm 1936. Nhưng đến tháng 8.1936, Trần Tiến buộc lòng phải rời xa quê hương vào miền Nam do bị thực dân Pháp đe dọa bắt giam vì “xách động kẻ xấu luyện võ gây mất an ninh trật tự”. Đến Sài Gòn, Trần Tiến tạm dừng bước và luyện tập tại Cercle Sportif Saigonnais (nay là Cung văn hóa lao động Tp. HCM) và sau đó hoạt động võ thuật ở nhiều nơi…


Võ sư Trần Tiến

Năm 1943, Trần Tiến dạy thể dục tại đồn điền cao su Đất Đỏ (Plantation Terre Rouge de l’Indochine) ở Kompong Cham (Campuchia). Công nhân nơi đây phần lớn là người Việt từ miền Bắc sang. Trong thời gian làm việc, Trần Tiến đươc tên chủ đồn điền người Pháp “quý mến” vì đã giúp công nhân có sức khỏe để “làm việc suốt ngày đêm”. Thật lòng, lúc đó Trần Tiến chưa biết gì về sự bóc lột của bọn chủ nhân tư bản cũng như không hiểu mình đang bị lợi dụng. Mãi đến cuối năm 1945, trong một lần nghỉ phép, Trần Tiến trở ra Hà Nội, đau lòng trước cảnh nhân dân chết đói quá thê thảm và được Việt Minh kêu gọi, Trần Tiến đã tham gia bộ đội vào đầu năm 1946. Mây năm đầu, Trần Tiến huấn luyện võ thuật cho “Bộ đội đặc biệt tinh nhuệ” (năm 1967 cải danh là đặc công). Những năm sau, tuy đảm nhận nhiệm vụ khác nhưng Trần Tiến vẫn thường xuyên luyện võ và dạy võ cho mọi người khi có điều kiện. Sau 32 năm phục vụ trong quân ngũ, Trần Tiến nghỉ hưu vào năm 1978. Thế nhưng đến cuối năm 1981, Trần Tiến còn tự nguyện sang huấn luyện võ thuật định kỳ cho một số sĩ quan quân đội nhân dân cách mạng Campuchia và mãi đến 20.09.1989 mới về nghỉ hẳn tại Tp. HCM.

Sẵn vốn liếng võ cổ truyền Việt Nam cộng với tinh hoa võ thuật của các tông phái Trung Quốc và Nhật Bản… cùng kinh nghiệm dạy võ trong quân đội, lão võ sư Trần Tiến đã tinh lọc và đúc kết thành võ phái Thiếu Lâm nội gia võ thuật đạo Việt Nam và phổ biến tại Trung tâm TDTT quốc phòng 2, Nhà bảo tàng không quân phía Nam… Học trò của ông có cả người Mỹ, Pháp, Ý, Nga, Brazil…
Vị cao thủ ấy chính là cố võ sư Trần Tiến – chưởng môn võ phái Thiếu Lâm Nội gia quyền Việt Nam, người được ca ngợi là “đệ nhất” làng võ Việt.

Võ lâm khuynh đảo

Theo nhiều huynh đệ làng võ thì trong số các võ sư hàng đầu Việt Nam ở thế kỷ 20, Trần Tiến xứng đáng được đứng ngôi đầu.

Võ sư Phan Dương Bình, một cao đồ Vovinam và Vịnh Xuân quyền cũng đã liệt Trần Tiến vào vị trí “đệ nhất” cao thủ làng võ Việt Nam.

Trần Tiến (1911-2011) vốn mang họ Hoàng, gốc Bắc Giang nhưng khi nghĩa quân Yên Thế tan rã, ông nội Hoàng Hảo và người cha Hoàng Tân đã phải thay tên đổi họ, lẩn tránh về Đồ Sơn (Hải Phòng).

Trần Tiến được khai tâm võ học từ năm 10 tuổi. Một hôm, ba lính Pháp xông vào cướp kho đường do cha Trần Tiến cai quản.

Cha con Trần Tiến lao ra chống trả quyết liệt, nhưng sức vóc hai cha con không thể nào chống nổi toán lính to lớn.

Đang yếu thế, bất ngờ một bóng người bay vụt vào. Chỉ trong chớp mắt, người này tung ra mấy cú liên hoàn cước đá văng cả ba tên lính ra đường.

Người nghĩa hiệp đó xoa đầu khen Trần Tiến: “Cậu bé nhỏ tuổi mà có dũng khí. Nếu cậu có chí luyện võ, đến chùa gặp ta”.

Ngay tối đó, cậu bé Trần Tiến tìm đến ngôi chùa cổ, cậu mới biết ân nhân của cha con mình chính là võ sư Lý Giang Nam, một cao thủ Thiếu Lâm Nam phái, bị Nhật truy lùng nên bỏ quê hương Phúc Kiến – Trung Quốc sang Việt Nam lánh nạn.

Kể từ đó, Trần Tiến bái võ sư Lý Giang Nam làm sư phụ. Thấy đệ tử có thiên chất, sư phụ đã truyền thụ hết những tuyệt kỹ Thiếu Lâm nội gia cho Trần Tiến.

Sau khi sư phụ hồi hương, Trần Tiến tiếp tục thụ giáo nhiều môn võ khác nhau với nhiều võ như danh tiếng như học Nhu thuật với võ sư Tanabe (Nhật), Judo với võ sư Karachi (Nhật) và quyền Anh cùng võ sĩ Lafleur (người Pháp gốc Phi).


Võ sư Trần Tiến truyền thụ võ công cho đồ đệ.
Với căn cơ võ công và sự khổ luyện, ông sớm trở thành một cao thủ khi còn rất trẻ.

Năm 24 tuổi, Trần Tiến đoạt chức vô địch kiếm thuật Bắc kỳ. Chưa dừng lại, gót chân Trần Tiến còn lang bạt khắp giang hồ, ở đâu có võ đài lớn nhất là đều ghi dấu chân của ông.

Năm 1936, do bị giặc Pháp săn đuổi vì lý do “kích động kẻ xấu luyện võ gây mất an ninh trật tự” nên võ sư Trần Tiến phải khăn gói vào Nam.

Quãng thời gian này, bởi mưu sinh và sự hiếu thắng của tuổi trẻ nên võ sư Trần Tiến đã rất nhiều lần thượng đài ở khắp các võ đài từ Bắc – Trung – Nam.


Ông còn chinh chiến ở khắp các nước Đông Nam Á với nhiều đối thủ khác nhau và đều giành phần thắng

Ông tham gia thượng đài và đánh hạ các đối thủ sừng sỏ ở nhiều võ đài tại các nước Thái Lan, Philippines, Malaysia, Myanmar, Singapore và cả Hồng Kông khiến quá nhiều cao thủ phải khiếp sợ và thán phục.

Bí quyết để trở thành nhà vô địch của Trần Tiến, ngoài trình độ võ công thượng thừa, quan trọng còn phải biết sở trường, sở đoản của từng đối thủ để có đòn thế khắc chế và có đấu pháp hợp lý.

Trận tử chiến cuối cùng với Tiểu Lâm Xung

Theo võ sư Trần Tiến từng kể lại thì trận thượng đài đáng nhớ nhất và cũng chính là trận chiến cuối cùng của ông diễn ra trên đất Singapore.

Sau khi đả bại loại hàng loạt các đấu thủ, trận cuối cùng ông gặp một đối thủ là võ sĩ người bản địa có biệt hiệu là Tiểu Lâm Xung.

Đây là võ sĩ cao lớn như hộ pháp nhưng lại có thân hình rất rắn chắc, được ví là một lực sĩ.

Cao thủ này là bậc thầy về ngạnh công, có thể đưa ngực, bụng chịu những cú đấm đá như trời giáng mà không hề hấn gì.

Tiểu Lâm Xung còn có bàn tay mệnh danh “thiết thủ” có thể đấm vỡ tấm gỗ dày 5 phân. Khi đã thấm mệt, chỉ một đòn là Tiểu Lâm Xung cũng có thể khiến cho đối thủ phải bỏ mạng.


Võ sư Trần Tiến trong một buổi lễ bái sư.
Trước trận quyết đấu với Trần Tiến, Tiểu Lâm Xung đã thề sẽ đánh gục võ sĩ người Việt để “rửa hận” cho những người Singapore từng bại trận.

Trận tử chiến cuối cùng cũng đến. Trận đấu được qui định trong 8 hiệp, mỗi hiệp dài 3 phút. Các võ sĩ chỉ bị cấm đánh xòe tay, còn đòn hiểm như cùi chỏ, đầu gối đều được sử dụng và không mặc áo giáp bảo hộ.

Bước lên võ đài đài, với “bàn tay sắt” sở trường, Tiểu Lâm Xung đã thị uy, tung những cú đấm sấm sét của mình vào những tấm gỗ dày đến 5 cm khiến chúng vỡ tan.

Xong, anh ta quay sang hỏi Trần Tiến có thi chặt ván với mình không. Trần Tiến chỉ im lặng lắc đầu. Tiểu Lâm Xung hỏi tiếp: “Vậy thì tự xin thua đi”.

Trần Tiến vẫn chỉ lắc đầu. Tiếng chuông báo hiệp một vang lên, hai võ sĩ bước vào trận chiến.

Cậy sức, Tiểu Lâm Xung tới tấp tung đòn mãnh liệt, Trần Tiến buộc phải lui vào thế phòng ngự, thỉnh thoảng mới tìm cách phản công.

Tiểu Lâm Xung ra hổ quyền thì Trần Tiến dùng hầu quyền để tránh. Tiểu Lâm Xung tiếp tục tung xà quyền, Trần Tiến lại khống chế bằng hạc quyền.

Bốn hiệp đấu trôi qua, võ sĩ người Việt vẫn chưa có được một đường tấn công đáng kể. Còn Tiểu Lâm Xung càng đánh càng hưng phấn, ham công và để lộ những sơ hở.

Trong khoảnh khắc chủ quan khinh địch của đối thủ, Trần Tiến bất ngờ hạ thấp tấn pháp, trườn người nhập nội như con rắn và bật ngược lên tung đòn “xà vương phún khí” hiểm hóc đúng vào hạ bộ đối thủ.

Trong chớp mắt, Tiểu Lâm Xung rũ người đổ ập xuống lăn lộn, rồi bất tỉnh. Cả khán đài sững sờ không hiểu chuyện gì xảy ra.

Chính Trần Tiến cũng bàng hoàng không hiểu tại sao mình ra đòn hiểm này. Ông lặng lẽ cúi xuống xem Tiểu Lâm Xung bị thương thế nào. Miếng bảo hộ vùng hạ bộ của anh ta đã bị vỡ vì cú đánh quá mạnh.

Thấy Tiểu Lâm Xung nằm bất động không thể thi đấu, trọng tài nắm tay Trần Tiến giơ lên cao, tuyên bố phần thắng bất ngờ đã thuộc về võ sĩ người Việt.

Thế nhưng, trong khoảnh khắc vinh quang ấy, thấy Tiểu Lâm Xung nằm bất động trên sàn, Trần Tiến bỗng thấy ăn năn, day dứt. Ông rút tay lại, chắp bái xin lỗi rồi tự nhận phần thua cuộc.

Trần Tiến lặng lẽ cúi đầu rời võ đài trong tiếng huýt sáo phản đối của những kẻ thua cược và cả tiếng vỗ tay của những người cảm phục khí khái ông.

Thật ra, đòn ấy với võ đài tự do thì chẳng có gì là sai luật, thế nhưng với tinh thần võ đạo, cú đánh ấy lại là cấm kỵ bởi tính sát thủ tàn khốc.

Với Trần Tiến, sau đòn hiểm độc trong tình huống một mất một còn, suốt đêm hôm đó ông không tài nào chợp mắt nổi.

Nhưng rồi ông đã bình tâm trở lại. Ông nhận ra rằng, võ đài không cần phải quyết đấu nữa. Thắng bại chỉ như gió thoảng qua và sau trận đấu ấy, ông đã tránh xa “kiếp sống võ đài”.

Vị chưởng môn huyền thoại

Năm 1945, Trần Tiến từ Campuchia ra Hà Nội, được Việt Minh giác ngộ và tham gia cách mạng.

Vào quân ngũ, với khả năng quyền thuật siêu đẳng, ông đã được phân công huấn luyện võ thuật cho bộ đội tinh nhuệ, chính là lực lượng đặc công sau này.

Năm 1978, ông rời quân ngũ nhưng vẫn tự nguyện tham gia dạy võ thuật cho một số sĩ quan quân đội Campuchia suốt hơn chục năm trời.

Sẵn vốn liếng võ cổ truyền Việt Nam cộng với tinh hoa các tông phái Trung Quốc và Nhật Bản, lão võ sư Trần Tiến đã sáng lập nên võ phái Thiếu Lâm nội gia quyền Việt Nam.


Lão võ sư Trần Tiến biểu diễn khí công ở độ tuổi 100.
Đến giờ, võ phái của ông đã thu hút cả ngàn môn sinh. Trong số ấy, có rất nhiều môn sinh người Âu, Mỹ, Phi… bởi nghe danh mà lặn lội tìm về theo học.

Suốt cuộc đời, lão võ sư Trần Tiến cứ đau đáu một nỗi niềm là làm sao để võ học Việt Nam được bảo tồn và phát triển. Ông đào tạo ra hàng ngàn môn đệ, võ sư, HLV tài năng cho làng võ Việt Nam.

Với nhiều đóng góp to lớn, Trần Tiến được Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam tặng HCV danh dự; được Bộ trưởng – Chủ nhiệm Ủy ban TDTT tặng Huy chương vì sự nghiệp thể thao.

Điều đặc biệt là khi đã ở gần ngưỡng tuổi bách niên, lão võ sư Trần Tiến vẫn rất khỏe mạnh, minh mẫn và vẫn có thể biểu diễn khí công trước sự trầm trồ thán phục của hàng ngàn người.

Tới ngày 21/2/2011 do tuổi cao, lão võ sư Trần Tiến đã vĩnh viễn ra đi tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), hưởng thọ 101 tuổi. Làng võ Việt mất đi một tên tuổi quá lớn!

Nhưng với cộng đồng làng võ Việt, cái tên Trần Tiến vẫn còn sống mãi bởi đơn giản, ông là một huyền thoại, một cây đại thụ sẽ còn mãi tỏa bóng cho hậu thế.

Share this post

About Naveed Iqbal

Nulla sagittis convallis arcu. Sed sed nunc. Curabitur consequat. Quisque metus enim venenatis fermentum mollis. Duis vulputate elit in elit. Follow him on Google+.

0 nhận xét:

About-Privacy Policy-Contact us
Copyright © 2013 Võ thuật Cổ Truyền - Võ Cổ Truyền Việt Nam - tin tức liên đoàn Võ thuật cổ truyền. Distributed By Võ thuật cổ truyền Việt Nam | Blogger Template by Trung Đức
Proudly Powered by Võ Cổ truyền Việt Nam Phát triển xây dựng nội sung Bánh ngọtViệt Nam Bánh kem Hương vị Việt #banhngotvn Xem nhiều mẫu bánh sinh nhật võ thuật
back to top